Nuôi dương tâm thiện lương: Thiện lương là thiên tính của con người, là gốc rễ làm người. Một người có thể không có danh tiếng, không có phú quý. Nhưng nhất định phải có sự thiện lương.
Miệng
Miệng của một người có thể tạo phúc, cũng có thể chiêu mời họa. Để dưỡng tốt điểm phong thủy này thì nhất định phải nhớ 3 điểm:
Không bóc trần thiếu sót của người khác: Mỗi người đều có những điểm thiếu sót, đều có khuyết điểm riêng. Khi thấy thiếu sót của người khác thì đựng vội bóc trần.
Mỗi người đều có thể diện của mình. Nếu ngày hôm nay bạn làm khó dễ người khác, ngày mai có thể bạn sẽ gặp phải chính tình cảnh ấy. Không bóc trần thiếu sót của người khác là một loại độ lượng. Miệng nói nhiều lời tốt đẹp, con đường đời của bạn sẽ ngày càng rộng mở hơn, kết được nhiều thiện duyên hơn.
Không khoa trương: Rất nhiều người chỉ thích nói những lời khoa trương, tự hào về bản thân mình. Cổ nhân có câu: “Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”, ý nói người tài còn có người tài hơn, cho nên khiêm tốn vẫn là tốt nhất.
Không nói lời vô nghĩa, không thích hợp: Người có trí tuệ cao khi có việc cần nói sẽ nói, không có việc thì bảo trì sự im lặng, tĩnh tại. Người nói những lời vô nghĩa sẽ không chỉ khiến người khác ghét bỏ mà còn chiêu mời họa
Tâm
Phong thủy lớn nhất của đời người chính là tâm. Muốn có một tâm tốt cần chú ý:
Nuôi dưỡng thiện lương: Lương thiện chính là gốc rễ của con người. Một người nếu đánh mất đi sự lương thiện của mình thì chẳng khác nào loài cầm thú.
Một người có thể không có phú quý, không có danh tiếng nhưng nếu không có thiện lương thì là đã mất đi cái gốc làm người rồi.
Nuôi dưỡng tâm khoan dung: Mỗi người nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ, cân nhắc, lý giải những việc người khác khó xử. Người có tấm lòng khoan dung độ lượng luôn được người khác tôn trọng, nguyện ý kết giao. Cho người khác một đường lui, bạn sẽ nhận được phúc báo trong tương lai.
Nuôi dưỡng lòng khiêm tốn: Khiêm tốn được xem là một loại mỹ đức, là một cảnh giới của tu dưỡng. “Kiêu ngạo thì chiêu mời tổn hại, khiêm tốn thì được lợi”, con người nên là học theo sự khiêm tốn, vô tư và kiên định của đại địa.
Hành vi
Hành vi của một người cũng thể hiện ra sự tu dưỡng, đạo đức của người đó. Mỗi hành vi, cử chỉ cũng sẽ đem đến vận khí khác nhau cho một người.
Không có thành công bằng con đường tắt: Thành công mà một người đạt được là không có con đường tắt, cần phải trả giá bằng sự cố gắng thực sự.
Kiểu người đầu cơ trục lợi thì chắc chắn là thành công không thể vững bền được.
Không hại người lợi mình: Làm hại người để mình có được lợi thì nhất thời có thể chiếm được chút lợi, nhưng cuối cùng sẽ nhận kết quả không hay.
Không đổi đức lấy lợi: Người ta vẫn thường hay chỉ nhìn những điều lợi trước mắt mà quên đi cái đức của chính mình. Xã hội hiện đại ngày nay, rất nhiều người vì lợi mà quên nghĩa, vì lợi mà lừa gạt, hãm hại người khác, thậm chí làm thương tổn người khác. Nhưng lại không biết được rằng, điều họ thực sự mất đi còn lớn hơn điều họ nhận được, cái được chẳng bù nổi cho cái mất.
Nhận xét
Đăng nhận xét