Chuyển đến nội dung chính

Buông bỏ là gì? 9 điều cần buông bỏ để hạnh phúc

 Buông bỏ không phải là kết thúc mà là bắt đầu một khởi đầu mới. Vậy buông bỏ là gì, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Con người muốn trở nên mạnh mẽ hơn, cần phải biết cách buông bỏ trong cuộc sống. Một khi khi bạn đã quyết định buông bỏ tất cả, khoảnh khắc này cũng đồng nghĩa với việc bạn chọn bước lên con đường hạnh phúc, mới mẻ hơn… Buông nghĩa là tự do, không còn vướng mắc, không còn nặng nề gì nữa. Buông bỏ để hạnh phúc, để tâm của chúng ta được trở về trạng thái yên tĩnh và tự tại.

1. Buông bỏ là gì?

Buông bỏ là điều mà chúng ta nên làm để giúp bản thân nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Đối với những chuyện không vui vẻ quá khứ, hãy thôi day dứt và thôi hoài niệm về nó. Đối với những người thân không còn bên cạnh ta nữa, hãy dừng níu kéo để cả hai được bình yên và nhẹ lòng. Còn đối với những việc không thể làm được, đừng tự trách và hãy để nó ngủ yên trong quá khứ.

Buông bỏ cũng chính là hành động tự có trách nhiệm với chính bản thân. Đồng thời, nó còn thể hiện sự tôn trọng người khác và biết nhìn thấu sự việc. Đừng nghĩ rằng buông bỏ là yếu đuối, là hồ đồ, là bỏ cuộc và là thất bại. Thay vào đó, buông bỏ để hạnh phúc, để tâm hồn được thông suốt, thoải mái.

Có bao giờ bạn nghĩ tại sao phải sống mệt mỏi và nặng nề như vậy chưa? Đó là bởi vì sâu thẳm trong nội tâm của bạn đang chất chứa quá nhiều tâm sự, những điều quá nhỏ nhặt. Đó có thể là một sự việc nào đó khiến bạn cảm thấy hối hận. Hoặc có thể đó là người mà bạn cố chấp không chịu buông tay để giải thoát cho cả hai..

Hãy nhớ rằng để thấy được cầu vồng sau mưa, tấm lòng của bạn phải rộng rãi. Phải mặc quần áo nhẹ nhàng thì mới có thể nhẹ nhõm mà đi lại. Đối với chuyện tình cảm, không thể tránh khỏi những tan rồi lại hợp. Trong cuộc đời, bao giờ cũng có đến và đi, biết chấp nhận và buông bỏ sẽ giúp bạn tốt hơn nhiều trong tương lai.

 Buông bỏ là gì?

Buông bỏ là gì?

2. Buông bỏ để hạnh phúc là tạm biệt điều không may mắn đón chào điều tốt đẹp hơn

Phật giáo dạy chúng ta rằng trong cuộc sống hãy học cách buông bỏ, không phải là từ bỏ mọi thứ, chấp nhận thất bại mà buông bỏ để hạnh phúc. Buông bỏ đôi khi chính là sự tha thứ sai lầm và bao dung cho những khuyết điểm của mọi người.

Khi bạn đã buông bỏ được, bạn sẽ thấy tinh thần mình được nhẹ nhõm, không còn nặng đầu do suy nghĩ lung tung và cũng không còn canh cánh trong lòng. Việc cố chấp không buông khiến tâm hồn bạn chỉ thêm u hoài mà thôi. Tinh thần bị rối loạn, phẫn nộ và luôn trong trạng thái bất an. Nó khiến bạn không còn cảm thấy vui vẻ và hứng thú với cuộc sống hiện tại.

Người có thể buông bỏ là người có dũng khí, mạnh mẽ, biết quên đi những phiền não và ưu thương để tiến về phía trước với tương lai tốt đẹp hơn. Hãy nghe theo sự sắp xếp an bài của ông trời, những thứ thuộc về mình chắc chắn sẽ mãi bên mình, hãy trân trọng và gìn giữ thật cẩn thận. Còn những thứ không phải là của mình, tốt nhất không nên tranh giành để thêm mệt nhọc.

Trong cuộc sống, có những sự kiện hay với một vài người mà bạn muốn tiền cũng không được, lùi cũng không xong. Cách tốt nhất là học cách buông bỏ để cuộc sống trở nên dễ dàng và dễ chịu hơn.

Buông bỏ là tạm biệt điều không may mắn để đón chào điều tốt đẹp hơn.

Buông bỏ là tạm biệt điều không may mắn để đón chào điều tốt đẹp hơn.

3. Ý nghĩa sâu sắc của buông bỏ trong Phật giáo

Buông bỏ những việc vô nghĩa và những người không đáng, quên đi những thứ không vui vẻ. Đồng thời, hãy xem nhẹ mọi thứ để sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp phía trước. Chỉ khi tâm hồn thanh thản, tinh thần thoải mái mới có thể sống tốt được.

Theo Phật giáo, buông bỏ thể hiện bốn ý nghĩa chính, chúng bao gồm:

● Maitri - Tâm từ: ý chỉ về sự buông bỏ chân chính để đến với hạnh phúc. Đó là khi bạn đã biết cách chấp nhận cuộc sống, hiểu được những điều mình làm là để những người thân yêu cảm nhận được sự yêu thương. Tuy nhiên, họ lại không hề biết điều đó, thậm chí là không cần. Vậy nên, bạn cần buông bỏ và chịu khó lắng nghe người xung quanh để biết điều gì khiến họ an toàn và hạnh phúc.

● Karuna - Tâm bi: buông bỏ để hạnh phúc, không phải là ngừng làm những việc từ bi lại. Ngược lại, bạn nên phân biệt rõ sự mong cầu kết quả để cảm nhận được cuộc sống rõ rệt hơn.

● Mudita - Tâm hỷ: bạn cần biết ơn và trân trọng những gì mình đang có một cách thật lòng. Tâm hỷ chính là lúc bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại, không vướng bận điều gì, không phải sống trong đau khổ, dằn vặt. Điều này không chỉ giúp bạn sống an nhiên mà còn khiến người thân quanh mình cũng cảm nhận được năng lượng tích cực.

● Upeksha - Tâm xả: buông bỏ để tìm đến sự bình đẳng và hạn chế phân biệt đối xử trong cuộc sống.

Ý nghĩa sâu sắc của buông bỏ trong Phật giáo.

Ý nghĩa sâu sắc của buông bỏ trong Phật giáo.

4. Liệu buông bỏ có phải là điều tốt không?

Những người may mắn biết cách buông bỏ sẽ không phải sống trong sự áp lực, không dễ bị cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng. Nụ cười luôn thường trực trên đôi môi của họ và họ luôn sẵn sàng đón nhận cũng như là chiến đấu với những khó khăn trong chặng đường tiếp theo. Trong công việc và cuộc sống, họ làm gì cũng thấy vui vẻ, có tinh thần, có hứng thú.

Tâm biết buông bỏ sẽ giúp tâm hồn được tĩnh lặng, người biết buông bỏ sẽ luôn được hạnh phúc và sống trong bình yên. Thay vì phiền não với những việc vụn vặt, so đo tính toán với tiểu nhân, hãy dùng thời gian quý báu của mình để thực hiện những việc làm có ý nghĩa hơn. Sống đơn giản, bớt màu mẽ và giữ tâm hồn luôn thoải mái, luôn hướng về phía trước để sống.

Liệu buông bỏ có phải là điều tốt không?

Liệu buông bỏ có phải là điều tốt không?

>>> XEM NGAY: Chú Đại Bi và công dụng giúp an yên tự tại may mắn tới

5. 9 điều bạn cần buông bỏ để hạnh phúc theo quan điểm Phật giáo

 Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải chọn cách buông bỏ một thứ gì đó để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Một số điều bạn cần buông bỏ phổ biến như:

5.1 Buông bỏ áp lực trong cuộc sống, công việc

Mệt mỏi ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và tâm trạng của con người. Cái tâm ảnh hưởng rất lớn đến việc mệt mỏi hay không mệt mỏi. Thật vậy, hãy tưởng tượng tâm hồn của bạn là một căn phòng, nếu không quét sạch sẽ, lâu ngày bụi bẩn sẽ bám khiến cho căn phòng u tối, bẩn thỉu. Ngược lại, nếu bạn dọn dẹp thường xuyên, căn phòng sẽ trở nên tươi sáng và thoáng đãng hơn.

Buông bỏ áp lực trong cuộc sống, công việc.

Buông bỏ áp lực trong cuộc sống, công việc.

5.2 Buông bỏ quá khứ để được hạnh phúc

Chỉ khi buông quá khứ thì tâm hồn bạn mới được thảnh thơi và sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp, niềm vui mới. Tâm trạng của bạn từ đó cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Vì vậy, hãy học cách bình tĩnh chấp nhận sự thật, chấp nhận theo lẽ tự nhiên. Đồng thời, bạn cũng nên học cách đối mặt với khó khăn, thử thách một cách vui vẻ và nhìn mọi thứ theo hướng tích cực.

5.3 Buông bỏ sự lười biếng

Hãy thôi lười biếng, tập cách chăm chỉ và tỉ mỉ trong từng sự việc nhỏ nhặt. Điều đó sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng thay đổi số phận, tìm kiếm được những cơ hội tốt trong công việc và cuộc sống. Dù thế nào cũng hãy luôn nhìn về phía trước. Hãy luôn vui vẻ, khỏe mạnh và thiện lương để giúp mình có được một cuộc đời xán lạn nhé.

Buông bỏ sự lười biếng

Buông bỏ sự lười biếng

5.4 Buông bỏ oán hận

Thay vì oán trách mọi thứ, chi bằng hãy buông bỏ để hạnh phúc và có thể thoải mái mà tiếp tục cố gắng. Thất bại chính là bước đệm để đến với thành công trong tương lai. Sự oán hận và trách móc sẽ khiến con đường đi đến thành công gặp nhiều trở ngại. Nếu bạn biết cách buông bỏ oán hận, tâm trạng của bạn sẽ ổn định mà đón nhận và đương đầu với những gian nan, thử thách.

Buông bỏ oán hận.

Buông bỏ oán hận.

5.5 Buông bỏ sự hẹp hòi của bản thân

Phật đã dạy chúng ta rằng “Tâm khoan, thiên địa ắt khoan”. Khoan dung là đức tính tốt mà chúng ta cần có. Việc khoan dung, rộng lượng với người khác cũng là cách tạo ra cho mình một cơ hội đi trên con đường mới rộng thênh thang và cũng là đang khoan dung với chính mình.

Nếu đã nắm bắt được tình hình, không nên để bản thân nhu nhược dẫn đến thiếu quyết đoán. Hãy luôn suy nghĩ thấu đáo rồi đưa ra quyết định cho con đường phía trước.

5.6 Buông bỏ sự hoài nghi

Lòng còn vương vấn, còn hoài nghi sẽ rất khó để thành công trong công việc. Một khi đã dùng người thì tuyệt đối không được nghi. Mà đã nghi rồi thì tốt nhất không nên dùng người.

Đừng bao giờ lấy sự hoài nghi, phán đoán chủ quan của mình để đánh giá và phán xét người khác. Đồng thời, cũng không nên nghi ngờ người khác khi không có căn cứ. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của đôi bên.

Buông bỏ sự hoài nghi

Buông bỏ sự hoài nghi

5.7 Buông bỏ do dự

Cuối cùng là buông bỏ do dự để bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Làm việc nhanh chóng, không do dự bao giờ cũng thành công nhiều hơn so với việc do dự, chậm trễ. Nếu đã có ý tưởng, có kế hoạch, hãy buông bỏ do dự mà hành lập ngay lập tức để nắm bắt được cơ hội, thời cơ.

Buông bỏ do dự

Buông bỏ do dự

5. 8 Buông tự ti của bản thân

Nếu xóa sổ tự ti ra khỏi từ điển, có lẽ ai cũng có cơ hội trở thành những người vĩ đại. Mỗi người trong chúng ta luôn tại một nội tâm cực kỳ mạnh mẽ. Thay vì tự ti vào bản thân, bạn nên tin tưởng vào khả năng của mình, khẳng định vị trí của mình để tìm thấy giá trị tốt đẹp trong cuộc sống này.

5.9 Buông bỏ thể diện của bản thân

Cúi đầu không phải là chấp nhận khuất phục mà là để nhìn rõ hơn con đường mà mình đang đi. Nhiều người biết rõ trong họ đang chất chứa quá nhiều thứ không thuần khiết, không được như ý, khiến tinh thần không được thoải mái nhưng họ lại không thể nào buông bỏ được. Nguyên nhân là vì thể diện của họ, nó khiến họ không thể buông xả và cuối cùng là chết vì thể diện.

Buông bỏ thể diện của bản thân

Buông bỏ thể diện của bản thân

Trên đây là bài viết giải đáp ý nghĩa về sự buông bỏ trong Phật giáo. Chúng ta nên học cách buông những thứ không tốt đẹp, phiền toái để tạo ra một không gian rộng lớn, chỉ chứa những hạnh phúc thôi nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...