Trái ngược với tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử là “Nhân chi sơ tính bản thiện”, Tuân Tử đã đưa ra tư tưởng "Nhân chi sơ tính bản ác". Vậy ý nghĩa của tư tưởng này là gì? Con người vốn dĩ có tính bản ác như vậy không?
Nhân chi sơ tính bản ác là gì?
Học thuyết tính ác của Tuân Tử có nghĩa rằng, con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,… Nếu như con người cứ phát triển theo dục vọng thì mối quan hệ giữa người và người sẽ phát sinh ra tranh đấu và tạo nên một xã hội hỗn loạn, do đó mới cần phải có “lễ” để điều chỉnh, sửa đổi bản tính ác của con người. Tuy nhiên, ông lại tin rằng chỉ có giới tinh hoa mới làm được điều này.
Theo Tuân Tử, “ác” trong sự đối lập với sự “thiện”: “xưa nay, thiên hạ gọi là thiện những gì hợp với sự “chính lí bình trị” gọi là ác những gì hợp với sự “thiên hiểm bội loạn”. Đó là thiện và ác”.
Điều này có nghĩa là những gì mang lại thái bình thịnh trị, đất nước ấm êm thì đó là “thiện”, ngược lại điều gì mang lại hỗn loạn vô lối, chiến tranh bạo lực thì đó là “ác”. Theo đó ông nhìn thiện ác trong bình diện của chính trị như những gì ông đã chứng kiến về thời buổi ông đã sống.
Với Tuân Tử cái gì đi ngược với đạo đức luân lý của xã hội, đi ngược lại với thái bình thịnh trị là ác.
Theo Tuân Tử: “Tính” là cái trời sinh ra đã có, vốn thế, không thể học cũng không thể làm ra được. Đó là bản tính tự nhiên của mỗi con người. Tính thì ai cũng như ai, đều ác cả: tính của thánh nhân cũng như tính người thường.
Ông bà ta cũng thường nói “cha mẹ sinh con trời sinh tánh” để nói đến cái gì đó bên trong con người không thể thay thế hoặc làm ra. Bên cạnh đó, ông còn nói thêm tính của con người tự nhiên là ích kỷ, qui về mình mình, ham muốn hưởng thụ.
Nếu theo học thuyết, con người có phải hoàn toàn là khuynh hướng ác? Theo Tuân Tử, không hẳn là thế, trong con người tự bản chất từ khi sinh ra đã có “khuynh hướng xấu” nhưng nơi con người còn có yếu tố giúp con người hướng đến sự thiện; ông nhận thấy con người vẫn có thể hướng thiện ngang qua “tâm”.
Hơn nữa, ông nói rằng: nhờ tâm, người ta mới có thể hiểu được đạo lý: “Ông thường ví Tâm như là mâm nước: Khi nước lặng yên không bị khuấy động thì bụi bặm lắng xuống, nước trong sáng như gương phản ánh rõ ràng từng sợi râu, lông, tóc. Tâm mà tĩnh lặng cũng có thể soi chiếu đến tận cùng cái lý của vạn sự vạn vật.
Từ việc thấy được “khuynh hướng ác” trong con người và yếu tố giúp con người có thể hướng thiện là tâm. Giờ đây, Tuân Tử đưa ra đường hướng để giúp con người trở nên người tốt. Theo ông, giống như cây bị cong, bị vênh muốn uốn cho thẳng thì trước hết cần phải luộc, phải hơ nóng và phải có khuôn để uốn, dao bị cùn thì cần mài, dũa mới bén được. Như vậy, tính con người cũng thế, muốn có điều thiện, muốn trở nên người tốt thì họ cần được dạy dỗ, cần được giáo dục. Để giáo dục con người trở nên tốt thì việc đầu tiên là giáo dục tâm. Giáo dục tâm trong con người có nghĩa là giáo dục về ý thức, về sự hiểu biết. Khi tâm trong con người được giáo dục, được huấn luyện, nó sẽ giúp con người phân định hoặc nhận ra được điều gì là tốt, điều gì là xấu, điều gì nên làm và điều gì không nên làm.
Tư tưởng này đã được một học trò xuất sắc của ông là Hàn Phi phát triển lên thành một học thuyết, được gọi là “học thuyết pháp trị” , một học thuyết đến nay vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi, kẻ khen, người chê đều không thiếu.
Triết lý vô thưòng của Phật giáo
Nhân chi sơ tính bản thiện là gì?
Mạnh Tử là người nước Trâu, ông sống dưới thời đại chiến quốc. Dưới sự ảnh hưởng của Khổng Tử - người dạy thuyết Nho, vì muốn tạo lập một trường phái ông đã kính trọng và tiếp thu giáo dục nho gia, tư tưởng đạo lý này, du lãm đến nhiều nước như Tống, Tề, Lỗ,... và ông cũng từng có một chức quan tâm tiếng ở nước Tề. Song, những chủ trương của ông không được các vị chư hầu tín nhiệm, nên ông đã quay về nước và lập thuyết tư tưởng cùng các học trò của ông nhằm truyền đạt lại về sau cho hậu thế.
4 câu nói của ông được đề cập ở trên về “Nhân chi sơ tính bản thiện hay còn được gọi là nhân tri sơ tính bổn thiện” (Tiếng Trung: 人之初,性本善): “Con người khi mới sinh ra vốn có bản tánh thiện và tốt lành. Trong quá trình phát triển, chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc sống xã hội mà khi lớn lên trở nên thay đổi tính tình. Do đó, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, cần phải luôn được giáo dục, rèn luyện cho đời sống đầy đủ để tính dữ trong con người không có điều kiện nảy sinh và quan trọng là sống một đời sống lành mạnh thì tính lành sẽ giữ được và phát triển.”
Đối lập với “nhân chi sơ tính bổn ác” (Tiếng Trung: 人之初,性本恶) một tư tưởng của Tuân Tử: Ông lại cho rằng con người khi sinh ra tính ban đầu vốn là tính ác, có nhiều dục vọng: Hám lợi, hám sắc,... phải nhờ sự dạy dỗ, bồi dưỡng trong môi trường tốt mà trở thành, thì bản tính lành mới phát triển khi lớn lên. Do đó, nếu theo chiều hướng xấu thì tính ác có thể dẫn đến những tranh giành, xã hội sẽ rơi vào cảnh loạn lạc, nhân dân không được an cư lạc nghiệp. Như vậy, cần hướng con người đến “lễ” trong phép tắc, biết xấu tốt, biết kính trọng, học được lễ nghi đạo đức.
Ý nghĩa sâu xa thứ nhất của Mạnh Tử trong tiếng Trung về luồng tư tưởng này chính là kế thừa chữ “Nhân” từ Khổng Tử dùng vào chính trí và phát triển ra thuyết “Nhân Chính”.
Thuyết này của ông cho rằng: “Phải lấy dân làm trọng, sau đó là xã tắc rồi mới tới vua.” Bởi chỉ có nhân dân mới có thể bảo vệ vua, có sự tín nhiệm từ dân thì giang sơn xã tắc mới phồn thịnh mãi mãi. Sự bất mãn của dân sẽ dẫn đến những cuộc xung đột nhỏ đến lớn và việc đổi vua là tất yếu. Thuyết Mạnh Tử thiên về sự hòa bình, phản đối những tranh chấp, tranh quyền đoạt vị của các quan đại thần.
Tư tưởng phát sinh từ ý nghĩa chữ “Thiện” trong “Nhân tri sơ tính bản thiện”. Ông cho rằng, người sống trên đời cũng là người tiếp cận với Nho gia phải có “Đức”, trọng lấy sự thiện lương, không làm điều ác. Con người sinh ra bản tính vốn thiện, phân rõ thị phi, vì vậy không phải vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ đạo đức của bản thân.
Làm thế nào để chữa lành tính ác?
Để phần nào giảm thiểu sự ác, từ chính cha mẹ phải dạy dỗ con cái biết sống tinh thần xã hội không vị kỷ. Các bậc cha mẹ phải tránh những câu nói làm tổn thương, hạ nhục hay châm chọc con cái của mình. Để chữa tính ác, các nhà phân tâm học đề nghị phải khơi dậy lương tâm. Kẻ ác biết rõ việc mình làm và phải cho kẻ ác cắn rứt lương tâm về việc làm này: có như vậy mới mong cởi bỏ tính ác nơi con người này.
Trong một xã hội bị lôi cuốn theo những giá trị vật chất, con người cần đề cao những giá trị của lòng hảo tâm để kháng cự lại tính hung dữ, vì xét cho cùng tính hung dữ là vũ khí của kẻ yếu. Chính vì vậy xã hội cần xiển dương lẽ công bằng và tình liên đới. Khổng Tử đã từng nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (cái mình không muốn, chớ làm cho người). Nhưng thực thi tinh thần vị tha không phải là một chuyện dễ.
Nhận xét
Đăng nhận xét