Đã là phụ nữ thì cần lương thiện, coi trọng sự lương thiện, vì đấy là đức tính là tốt đẹp, mỹ diệu nhất trên thế gian này.
Phụ nữ lương thiện được ví như đường ngọt, có thể khiến thế giới trở nên ngọt ngào hơn. Tấm lòng lương thiện là cội nguồn của sự ấm áp, dịu dàng của người phụ nữ. Thiện lương chính là vẻ đẹp vĩnh hằng duy nhất, vì nó sẽ khắc sâu trong lòng người và sẽ luôn đẹp mãi theo thời gian.
Có người nói rằng, phụ nữ thiện lương giúp cho thế giới trở nên trong lành, sâu lắng. Sự thiện lương của phụ nữ còn là cội nguồn của sự ấm áp và lòng tốt của con người.
Người phụ nữ lương thiện dù vẻ ngoài không xinh đẹp, không thu hút ánh nhìn của người khác, nhưng nhất cử nhất động của họ đều cho thấy sự phong phú và sâu sắc trong tâm hồn. Phụ nữ lương thiện luôn có sự tiết chế rất tốt, họ không bao giờ liếc lườm người khác, cũng không khoa tay múa chân trước nhiều người, không để ý việc bạn giẫm vào mũi chân của họ, họ chỉ cười nhẹ nhàng, khiến bạn cảm thấy họ đẹp đến nao lòng.
Phụ nữ lương thiện sẽ không oán trời trách đất, không oán người trách phận, đó là sự lượng thứ. Phụ nữ lương thiện thấu hiểu đạo lý, chu đáo quan tâm đến mọi người sẽ khiến bản thân họ thanh thản thoải mái. Một người phụ nữ lương thiện giống như đóa sen thơm ngát, mang hương thơm cho đời và cho người.
Phụ nữ lương thiện giống như trà vậy, khi mang lại sự dễ chịu cho mọi người, thì bản thân nó đã trở thành cam lồ của nhân gian. Khi mang đến hương thơm cho mọi người, bản thân nó cũng đang đắm chìm trong cuộc sống đầy ắp hương thơm.
Lương thiện là sự lôi cuốn đặc biệt từ bên trong của người phụ nữ. Và chỉ có lương thiện giúp người phụ nữ khi bị tổn thương mới biết đồng cảm với người khác. Người phụ nữ có lòng lương thiện luôn nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. Phụ nữ lương thiện như một cuốn sách, vừa mang lại kiến thức hay cho mọi người, vừa làm mình trở nên phong phú hơn.
Thời xưa, câu “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” trong “Kinh Thi – Quan thư”, có nghĩa là: “một người phụ nữ dịu dàng và lương thiện là người xứng đôi với bậc quân tử”. Vì vậy, thời xưa, vợ của các quan chức được tôn xưng là “thục nhân”. Ý nghĩa của “giai nhân” cũng hàm chứa ý nghĩa của lương thiện, và do đó nó được phân biệt với “mỹ nhân”.
Vì vậy có câu nói “tài tử xứng giai nhân”, “mỹ nhân xứng anh hùng”. “Thục nữ” để chỉ người phụ nữ nhân hậu. Còn ngày nay, “thục nữ” là dùng để chỉ người phụ nữ có khí chất thanh tao, tính cách trầm tĩnh.
Chỉ có thiện lương mới là nét quyến rũ riêng biệt của người phụ nữ toát từ trong ra ngoài, vượt thời gian.
Tố Như
(Tổng hợp)
Nhận xét
Đăng nhận xét