Phật lúc nào coi trọng giáo dục, đề cao thân giáo có nghĩa cha mẹ cần mang thân mình ra để làm gương cho con cái. Chỉ những người cha mẹ có tâm địa thiện lương thì mới có thể bồi dưỡng nên những người con ưu tú, thiện lương.
Người sống thiện lương là bởi vì tâm của họ lúc nào trong sạch, ôn hòa nên thường có nhân duyên tốt lành. Người thiện lương lúc nào có ranh giới giữa thiện và ác, không đi làm hại người khác nên tự nhiên họ cũng không có kẻ thù.
Lương tâm của con người giống như cuống của quả trên cây, nếu lương tâm không tốt thì cũng như cái cuống thối và quả sẽ rụng. Bởi vậy tâm địa thiện lương chính là khối “đại địa”, là miền đất lớn có khả năng bồi dưỡng ra hết thảy đạo đức tốt đẹp khác của con người.
Phật lúc nào coi trọng giáo dục, đề cao thân giáo có nghĩa cha mẹ cần mang thân mình ra để làm gương cho con cái. Chỉ những người cha mẹ có tâm địa thiện lương thì mới có thể bồi dưỡng nên những người con ưu tú, thiện lương. Đây được xem là nền tảng để con tiếp nhận phúc báo của cha mẹ, cũng là nền tảng để con có thể hưởng thụ phúc báo cũng như tích tụ thêm phúc báo.
Sự thiện lương không chỉ là nền tảng cho phúc báo, cũng là một trong những nguyên tắc chọn người của người xưa. Phước đức không phải tự nhiên mà có, cũng không phải thần thánh ban cho, mà do tự tay chúng ta gieo trồng và chăm sóc.
Họa phúc do Trời định đoạt, thiện ác do con người nắm giữ. Những điều ông Trời định đoạt thì con người không thể thay đổi được mà chỉ có thể thuận theo. Còn những điều mà con người nắm giữ thì chỉ có thể làm được phần nào hay phần nấy, chỉ có thể kiên trì ngày này qua ngày khác
Sống trên đời thì người họa phúc biến hóa khôn lường, chỉ có kiên trì làm người lương thiện, giáo dục con cái lương thiện thì mới có thể tích tụ phúc báo, hơn nữa chỉ như vậy thì lòng người mới được an yên.
Nhận xét
Đăng nhận xét