Chuyển đến nội dung chính

Tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, thản đãng

 Chuyện kể lại rằng: Thuở xưa, Bồ Tát Trì Địa sinh đúng vào thời đức Như Lai Phổ Quang xuất thế. Ngài mới nghe qua Phật Pháp liền phát tâm xuất gia, và phát nguyện rằng hễ ngài còn sống đời nào thì trong đời ấy sẽ dùng hết sức lực của mình vì chúng sinh mà xây cầu đắp đường, lập dựng uy đức.

Quả đúng là tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại mà thản đãng. Đó cũng là cái lý trong vũ trụ này, vạn vật đều tùy theo tâm mà biến hóa. Chúng ta cũng vậy hình tướng, vận mệnh cũng tùy theo tâm mà cải biến, thay đổi, vạn sự vạn vật trong vũ trụ cũng từ đó mà biến đổi theo.

Dưới đây là câu chuyện kể về Bồ Tát Trì Địa

Phàm thấy có chỗ nào địa thế đi lại hiểm nguy, Bồ Tát Trì Địa đều tới đó gia công tu sửa cho đường xá phong quang, bằng phẳng giúp cho mọi người đi lại được thuận lợi và an toàn.

Năm lại tháng qua, trong rất nhiều đời xuất tâm xuất nguyện vì chúng sinh như thế, Bồ Tát Trì Địa cứ một lòng làm việc khổ nhọc, không giải đãi, không mệt mỏi, không than vãn, không khoe khoang.

Ngày ngày, trong lúc xây cầu và đắp đường, cứ thấy người già, trẻ nhỏ hoặc khách bộ hành qua lại mà phải xách vác, gồng gánh hành lý hay vật dụng nặng nề cồng kềnh là Bồ Tát Trì Địa vội vàng chạy đến ân cần giúp đỡ, không cần biết đường xa hay gần, và tuyệt đối không nhận một sự đền ơn báo đáp nào. Vì thế ngài được rất nhiều người ngợi ca, kính ngưỡng.

Có một lần, Quốc vương nước sở tại lập đàn cúng dường Phật Như Lai, Bồ Tát Trì Địa biết được liền vội vàng cẩn thận tu sửa con đường mà đức Như Lai sắp bước qua cho được bằng phẳng, rồi cung kính đứng chờ đức Như Lai giáng lâm.

Thế rồi một hôm đức Phật Như Lai Tỳ Xá Phù cũng đi ngang qua con đường ấy. Ngài hết lời khen ngợi Bồ Tát Trì Địa có tâm phó xuất vì người, nói đoạn Đức Phật đưa tay lên quán xuống đỉnh đầu của Bồ Tát Trì Địa và nói rằng:

– Ông phát tâm tu sửa tất cả mọi con đường khiến đâu đâu cũng được bằng phẳng. Tâm an thì đất bằng, trong tương lai ông sẽ chứng đắc quả vị rất mau chóng.

Bồ Tát Trì Địa nghe đức Như Lai khai thị xong, lập tức đốn ngộ, biết rằng tâm của mỗi người cùng thế giới và tất cả vạn sự vạn vật đều có sự linh thông đối ứng, không hề có một sự sai khác nào. Bỗng nhiên ngài cảm thấy mình vô cùng an nhiên thản đãng, vô chấp vô cầu, vô tư vô ngã, từ đó mà chứng đắc được quả vị.

Lời bàn:

Xưa nay nhân thế vẫn thường mạn đàm về việc làm từ thiện, phó xuất vì người như thế nào để lập dựng nên uy đức, công quả. Có người nói: nên phải phóng sinh, bèn đi mua các loài vật và chim muông về rồi thả; Có người nói phải đóng góp tài vật, xây dựng chùa chiền mới mong sớm thành uy đức; Có người nói phải cưu mang giúp đỡ kẻ bần hàn, thấy người đói rét thì bố thí cho họ miếng cơm manh áo; Lại có người đi khắp các đền chùa miếu mạo thắp hương bái lạy, đốt vàng mã, soạn lễ hậu mà cầu Thần khấn Phật… thôi thì nhân gian muôn hình vạn trạng, ngộ sao làm vậy!

Có hay đâu rằng tất cả những việc làm kể trên đều là hữu vi, chỉ chấp vào danh-lợi-tình của bản thân, gia đình, dòng tộc hoặc là hữu cầu công đức cá nhân, hoặc là cố chấp vào những ràng buộc, thị phi ở thế gian chứ nào đâu có xuất tâm vì người, lại càng không biểu lộ được cái tấm lòng kính ngưỡng Thần Phật, vậy hỏi sao mà có công đức cho được? Càng không thể nói tới chuyện tu hành viên mãn.

Ngài Bồ Tát Địa Tạng khi xưa chỉ phát nguyện một lòng vì hạnh phúc của chúng sinh mà nhiều đời chịu làm việc khổ nhọc, không giải đãi, không mệt mỏi, không than vãn, không khoe khoang… lại lập chí tu thành, nhất tâm hướng Phật, không vị tư vị lợi, vô chấp vô cầu, vô tư vô ngã: ấy mới là cái ‘Tâm an’ của người tu Phật, tu Đạo quả là đáng trân quý lắm thay.

Phật gia có giảng: “Tướng do tâm sinh”, thiết nghĩ: khi tâm của một người mà Chân-Thiện-Nhẫn thì từ diện mạo con người cho đến hình của sự việc cũng như vạn sự vạn vật xung quanh đều trở nên viên minh tốt đẹp. Đó cũng chính là nói lên cái đạo lý ‘tâm an thì đất bằng’ vậy.

Đường Phong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...