Chuyển đến nội dung chính

Đức Phật dạy thế nào về bí quyết quản lý tiền bạc?

 (VTC News) - 

Cách đây gần 26 thế kỷ, Đức Phật đã dạy cho chúng ta một công thức vàng để quản lý tiền bạc mà mình kiếm được.

Quản lý tiền bạc luôn là vấn đề mọi người quan tâm. Hiện nay chúng ta thường tin theo, tán thưởng lý thuyết của các nhà kinh tế học phương Tây mà không biết rằng gần 2.600 năm trước, Đức Phật đã truyền dạy một công thức vàng.

Khi Đức Phật trú ngụ ở Vườn Sóc (Kalandakanivàpa, chỗ tìm ăn của loài sóc) tại Trúc Lâm (Veluvana) gần thành Vương Xá (Ràjagaha), ngài đã gặp chàng trai Sigàla và đã dạy cho anh bí quyết về quản lý tiền bạc như sau:

“Người trí hiền, đức hạnh
Sáng ngời như ánh lửa
Gầy dựng nên tài sản
Bằng nghiệp thiện, nghề lành.

Như con ong chăm chỉ
Tha mật về thành tổ
Của cải lúc càng nhiều
Như tổ kiến xây thành. 

Làm giàu theo cách này
Đúng cách người tại gia
Tiền của chia bốn phần
Được bạn bè khen ngợi. 

Một phần chi cá nhân
Hai phần việc làm ăn
Một phần dành tiết kiệm
Phòng bất trắc rủi ro”. 
(Kinh "Lời khuyên dạy Sigàla", bản dịch từ tiếng Anh của Lê Huy Kha).

Đức Phật dạy thế nào về bí quyết quản lý tiền bạc? - 1

Đức Phật dạy bí quyết quản lý tiền bạc rất rõ ràng, dễ hiểu trong bản kinh "Lời khuyên dạy Sigàla".

Trong đoạn kinh văn, Đức Phật dạy rất rõ ràng, đơn giản: Tiền bạc mà con người kiếm ra bằng cách lương thiện cần được chia làm 4 phần. Một phần được dùng cho chi tiêu cá nhân, tức là các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, trang phục, nhà cửa, học hành, chăm sóc sức khỏe, mua sắm phương tiện… Của cải làm ra, theo lời Đức Phật dạy, là để phục vụ các nhu cầu chính đáng trong cuộc sống con người, không nên keo kiệt, bủn xỉn. Nhu cầu chi tiêu cá nhân được Đức Phật rất coi trọng, nên ngài nêu lên ngay đầu tiên.

Khoản chi tiêu cho cuộc sống chỉ chiếm một phần tư, điều này phản ánh triết lý “thiểu dục, tri túc” (tức là giảm bớt ham muốn và biết đủ) của đạo Phật. Tiền bạc, của cải do con người làm ra không phải để thỏa mãn những thú vui sa đọa, khiến con người trở thành những kẻ thiếu đạo đức, nô lệ của vật chất.

Hai phần tiền làm ra cần được chi cho việc làm ăn, tức là tái đầu tư cho sản xuất, buôn bán để tiếp tục sinh lời - lời dạy này phản ánh tầm nhìn sâu xa, rộng lớn của Đức Phật: Phải đầu tư nhiều nhất để kinh tế cá nhân và xã hội ngày càng phát triển. Điều đó cũng rất phù hợp với kinh tế học hiện đại về tái đầu tư để phát triển thêm nhiều của cải cho xã hội. Tiền bạc kiếm được không phải để tiêu xài phung phí, nhưng cũng không được để đóng băng một chỗ mà cần tiếp tục luân chuyển thường xuyên giúp cho tiền đẻ ra tiền, bảo đảm tương lai lâu dài cho gia đình và giúp xã hội phát triển.

Một phần tư số tiền còn lại, Đức Phật dạy phải tiết kiệm để phòng khi ốm đau, hoạn nạn. Cuộc sống của bất kỳ ai trong chúng ta - dù giàu hay nghèo - vẫn ẩn chứa những bất trắc, vô thường (như ốm đau, hoạn nạn) trong thế giới luôn nhiều biến động - thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh… Vì thế, nếu không có một phần dành dụm thì khi gặp khó khăn, chúng ta sẽ càng khổ sở.

Đức Phật luôn khuyến khích mọi người dành ra một phần trong số tiền tiết kiệm để làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hay cúng dường cho các hoạt động Phật sự. Nói cách khác, chúng ta nên luôn có số dư trong “ngân hàng phúc đức”.

Hiện nay, dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi so với hơn 25 thế kỷ trước, việc áp dụng quy tắc vàng chia tài sản làm ra thành 4 phần vẫn có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc. Vận dụng đúng đắn, linh hoạt lời dạy của Đức Phật trong việc quản lý tiền bạc, chúng ta sẽ có cuộc sống vật chất đầy đủ, cuộc sống tinh thần phong phú, là chủ nhân thực thụ của đồng tiền chính đáng mình kiếm ra chứ không trở thành nô lệ của vật chất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...