Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2023

3 nguyên nhân khiến một người giàu có không hạnh phúc

 3 nguyên nhân khiến một người giàu có không hạnh phúc Con người trong thế gian, đâu mới là mục đích theo đuổi? Có lẽ, với rất nhiều người, đó là truy cầu cảm thụ thỏa mãn hay hạnh phúc. Trong khi rất nhiều người không ngừng theo đuổi cảm giác ấy thì lại không biết rằng hạnh phúc kỳ thực là những điều vô cùng đơn giản. Có một người giàu có mặc dù tuổi chưa cao nhưng lại mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo. Ông cảm nhận được rằng bản thân mình không còn ở lại nhân gian được bao lâu nữa, nên trong lòng vô cùng thống khổ, sợ hãi. Một thời gian sau, ông tìm đến một vị sư già cao tuổi sống ẩn cư trên một ngôi chùa cổ. Vị sư già sau khi nghe người đàn ông nọ giãi bày, liền nói: “Tôi sẽ cho ngài ba phong thư, bên trong là ba phương pháp. Ngài về nhà mở từng phương pháp ra và tuần tự làm theo, làm xong cái thứ nhất thì mở tiếp cái thứ hai, làm theo lời chỉ dẫn trong đó. Đây có lẽ là cách duy nhất giúp được ngài.” Người đàn ông giàu có vui vẻ cảm tạ vị sư già rồi ra về. Về đến nhà, ông liền mở...

Kinh Dịch: Người như thế nào sẽ có hậu phúc?

 Kinh Dịch: Người như thế nào sẽ có hậu phúc? Trong 64 quẻ của Kinh Dịch ẩn chứa trí tuệ vô cùng tinh thâm của cổ nhân. Theo đó, số phận cuộc đời của một người là như thế nào, có phúc báo, may mắn hay thường xuyên gặp vận rủi, trắc trở cũng chịu ảnh hưởng từ hành vi của người ấy mà ra. Theo Kinh Dịch 4 kiểu người sau đây sẽ có may mắn, hậu phúc. 🔻 Người thuận thiên ý Trong “Kinh Dịch. Hệ từ hạ” viết: “Tự thiên hữu chi, cát vô bất lợi”, Khổng Tử khi giảng về Kinh Dịch lại chú thích: “Hữu giả, trợ dã. Thiên chi sở trợ trứ, thuận dã”, cả hai câu đều có nghĩa là có thể được Thượng Thiên bảo hộ, trợ giúp thì mọi sự cát tường, không có chỗ nào bất lợi. Vậy như thế nào thì được Thượng Thiên trợ giúp? Thượng Thiên luôn trợ giúp và bảo hộ những người thuận theo thiên đạo. Vậy thiên đạo là gì? Kỳ thực rất đơn giản, thiên đạo có trong mọi vật, không đâu là không có. Tôn trọng quy luật tự nhiên là tôn trọng thiên đạo. Ở con người nó biểu hiện ra là tiêu chuẩn đạo đức, là Đạo, là nghĩa, là nhữ...

Đời người có những việc chờ đợi là hối tiếc, sợ hãi không bằng tiếp nhận

 Đời người có những việc chờ đợi là hối tiếc, sợ hãi không bằng tiếp nhận Nhân sinh vô thường, không có điều gì là bất biến. Sinh mệnh có ý nghĩa không phải ở chỗ nhận được bao nhiêu, tranh giành được bao nhiêu mà là ở chỗ cho đi được bao nhiêu. Rất nhiều sự tình trên đời chẳng thể nào dự đoán trước và nắm bắt được. Sinh mệnh lại quá yếu ớt, chỉ một chớp mắt âm dương đã cách biệt rồi. Bởi vậy trong cuộc đời ngắn ngủi ấy, có những việc là không nên chờ đợi, có những việc là cần phải tiếp nhận, như vậy người ta mới có thể sống được tự do thản đãng hơn. 🔻 Hiếu kính cha mẹ Trên thế gian, có rất nhiều việc cần phải tùy thời, cần phải chờ đợi, nhưng riêng việc hiếu kính cha mẹ là không thể chờ đợi. Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu. Dù cha mẹ có là người như thế nào thì là phận con cái cũng phải thành tâm tôn kính. Con cái ngày một trưởng thành, cha mẹ ngày một già đi, hiếu kính cha mẹ là việc cần làm ngay. Làm con hã...

Bốn điều cổ huấn giúp nội tâm thông suốt, phúc vận tự đến

 Bốn điều cổ huấn giúp nội tâm thông suốt, phúc vận tự đến Trên con đường nhân sinh, ai ai cũng đều không biết trước mình sẽ gặp phải khó khăn trắc trở hay thất bại gì. Cũng có những việc khi đã đi gần hết chông gai rồi, lại bởi vì một chút khó khăn cuối cùng mà sụp đổ, từ bỏ. Thực sự là vô cùng đáng tiếc! Khi gặp những trắc trở trên đường đời, hãy suy ngẫm bốn điều dưới đây, nội tâm chúng ta nhất định sẽ thông suốt hơn, phúc vận tự nhiên sẽ đến. 🔻 Mọi việc chớ nên cưỡng cầu Trong tác phẩm “Phá diêu phú”, tác giả Lã Mông Chính viết: Giàu sang thì ai cũng muốn, nhưng phúc lộc thì sao có thể cưỡng cầu. Con người thế gian cả đời đa phần đều theo đuổi danh và lợi. Vì để có được danh và lợi, có người còn không từ một thủ đoạn tồi tệ hay phương pháp bất chính nào. Nhưng cổ nhân thường nói: “Mệnh lý hữu chung tu hữu, mệnh lý vô mạc cưỡng cầu”, nếu trong mệnh được an bài là có thì cuối cùng sẽ có, còn trong mệnh không có thì cho dù có cưỡng cầu như thế nào đi nữa cũng không chiếm được. Nh...

Trí tuệ cổ nhân: Thiên đạo có 3 điều tối kỵ

 Trí tuệ cổ nhân: Thiên đạo có 3 điều tối kỵ Thiên đạo có ba điều tối kỵ là kỵ xảo, kỵ dư thừa và kỵ hai lòng. Một người phạm phải ba điều này thì rất khó thành công, cho dù nhất thời đạt được thành công thì cũng không thể được lâu dài. 🔻 1. Thiên đạo kỵ xảo “Thiên đạo kỵ xảo” ở đây chính là nói đạo của Trời kỵ khôn khéo, không thật lòng. Bởi vậy, con người sống trên đời muốn đạt được thứ gì nhất định phải bỏ công bỏ sức thực sự, không nên tìm đường đi tắt. Trong cuộc sống, một số người giở chút khôn khéo ra, tất nhiên là có thể đi nhanh hơn người khác. Nhưng trên thực tế, nền móng và tâm thái của họ cũng không ổn định vững vàng, dẫn đến thành công trong tương lai bị giới hạn, cuối cùng là thất bại. Người thực sự sáng suốt không bao giờ chỉ một mực hấp tấp lựa chọn đi con đường tắt, dốc lòng lo nghĩ mưu kế, mà sẽ lựa chọn trầm tĩnh lại, cần cù gắng sức học tập, dùng phương pháp “trả giá thật sự” ứng đối với tất cả cơ mưu khéo léo trong thiên hạ. Làm người, làm việc không thể cứ dự...

6 lời không nên nói trong đối nhân xử thế

 6 lời không nên nói trong đối nhân xử thế “Hành sự chẳng thể tùy ý, lời nói chẳng thể tùy tiện”, có những lời nên nói và có những lời cần tránh, bởi nói hay thì như áo gấm thuê hoa, nói dở thì như tuyết lạnh thêm sương. Người ta chỉ cần hai năm để học nói, nhưng lại cần tới vài chục năm để biết cách ứng xử. Chẳng hay bạn có chú ý hay không, chỉ một vài lời nói đơn giản thôi đã có thể khiến cho một người hoàn toàn phật ý, lại cũng có thể khiến một người vui vẻ đến tận mấy ngày. Dưới đây là sáu lời không nên nói trong đối nhân xử thế. 🔻 Không nói lời quá thẳng Nói chuyện cần sự chân thành, nhưng cũng không nên quá thẳng. Lòng tự tôn và tâm hư vinh hầu như ai cũng có, nếu không suy xét tới hoàn cảnh của người khác, rất dễ khiến mọi người rơi vào tình huống khó xử, ai nấy đều không vui. Nói chuyện cần như dòng suối giữa núi non, thấm vào lòng người, róc rách quanh co, chẳng nên ào ạt, cuồn cuộn dâng trào như những con sông lớn. Chẳng ai thích bị nói như “tát vào mặt” cả mà thường dễ ...

2 điều cần tránh trong đối nhân xử thế để không hối tiếc về sau

 2 điều cần tránh trong đối nhân xử thế để không hối tiếc về sau Khi cảm xúc của con người bị dao động không ổn định sẽ dễ dàng đưa ra những lựa chọn, những quyết định không phù hợp, không sáng suốt. Bởi vậy, người có thể kiểm soát tốt được cảm xúc của bản thân mới chân chính làm chủ được mình. Dưới đây là hai điều cần tránh trong đối nhân xử thế để không hối tiếc về sau. 🔻 Lúc vui mừng không nên hứa hẹn, nhận lời Khi vui mừng khôn xiết đừng dễ dàng hứa hẹn hay đồng ý điều gì. Đây là cách chừa cho mình một đường lui. Con người một khi ở vào trạng thái nhất thời cao hứng thông thường sẽ đánh mất năng lực kiểm soát, đánh mất “tuyến phòng ngự” của tâm lý mà dễ dàng đồng ý, hứa hẹn với đối phương. Nhất là khi đối phương lại thêm vào những lời hoa mỹ, khoa trương khen ngợi. Nhưng khi sự tình đã nhận lời rồi lại không làm được thì sẽ khiến bản thân rơi vào thế khó xử, thậm chí khiến mối quan hệ giữa đôi bên trở nên bất hòa. Trong “Lễ ký” có câu: “Ngôn nặc nhi bất dữ, kì oán đại vu bất h...
 Lão Tử: 6 điều cần buông bỏ để thân khỏe tâm an Lão Tử không chỉ được biết đến là bậc giác ngộ, thủy tổ của Đạo giáo, tác giả của Đạo Đức Kinh, ông còn là người có tri thức thâm hậu về dưỡng sinh học. Lão Tử cho rằng, con người muốn được khỏe mạnh, sống trường thọ không bệnh thì tâm và thân phải khỏe mạnh. Theo Lão Tử, để có được tâm thân khỏe mạnh, người ta cần phải học cách dưỡng sinh. Mà một người muốn học cách dưỡng sinh thì trước tiên phải loại bỏ đi “Lục hại” (6 điều có hại). 🔻 Trừ bỏ lục hại Lão Tử cho rằng, ăn bất quá chỉ cầu ăn no, ở bất quá chỉ cầu được an. Vinh nhục ở cõi hồng trần này đều bất quá chỉ là tham dục của tâm con người. Người có tâm biết đủ thì sẽ không truy cầu những gì quá phận, cầu những thứ không thuộc về mình, vì vậy họ không tự tìm đến phiền não. 🔻 Thanh sắc Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử viết: “Ngũ sắc lệnh nhân mục manh, ngũ âm lệnh nhân nhĩ lung, ngũ vị lệnh nhân khẩu sảng”, ý nói, ngũ sắc làm người ta mờ mắt, ngũ âm làm người ta điếc tai, ngũ vị là...

Người biết buông bỏ thì cuộc đời mới thong dong tự tại

 Người biết buông bỏ thì cuộc đời mới thong dong tự tại Cổ ngữ nói: “Cầm lên được, hạ xuống được”, “cầm lên được” là năng lực, là nắm giữ, chịu trách nhiệm. “Hạ xuống được” lại là trí tuệ, là giải thoát, là tiêu diêu tự tại. Cho nên, trong cuộc sống phải biết việc gì nên nắm giữ thì nắm giữ, việc gì không nên thì hãy buông bỏ. Rất nhiều khi, người ta khăng khăng nắm giữ cho được những gì nên buông bỏ và cuối cùng tạo thành nỗi thống khổ cho bản thân mình. Cũng có rất nhiều khi, buông bỏ không phải là mất đi mà lại là nhận được nhiều hơn. Nếu nắm giữ mà không hạnh phúc, không vui vẻ thì chi bằng hãy buông tay? Nếu luyến tiếc, không buông xuống được thì sẽ phải chấp nhận thống khổ. Điều nhân sinh nuối tiếc nhất là dễ dàng buông bỏ những gì nên nắm giữ, và khăng khăng giữ lại những gì nên buông bỏ. Buông bỏ là một loại giải thoát cũng là một loại ngộ đạo. Buông bỏ còn là sự lựa chọn của tâm tính, đồng thời là trí tuệ của nhân sinh. Đời người học được buông bỏ mới có thể giảm bớt được ...

8 điều khiến một người sống mệt mỏi và trắc trở

 8 điều khiến một người sống mệt mỏi và trắc trở Có lẽ trong cuộc đời này, ai cũng mong muốn bản thân mình sống được vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng vì sao mong muốn là vậy mà nhiều người sống hơn nửa cuộc đời đều là nỗi buồn, mệt mỏi và trắc trở? Rốt cuộc nguyên nhân gì khiến một người sống không được vui vẻ, hạnh phúc? 🔻 1. Truy cầu quá nhiều Ngay từ nhỏ, chúng ta đã truy cầu rất nhiều thứ, khi đi học thì truy cầu đạt được thành tích tốt; khi đi làm lại muốn được lên chức cao, lương cao, mong công ty làm ăn càng ngày càng tốt; cha mẹ mong con cái hơn người; cầu được tiền tài, cầu được phúc báo, cầu cuộc sống hoàn mỹ… Khi thất vọng, không đạt được những thứ mình mong muốn thì người ta sẽ sinh ra sự buồn bực, thấy mình làm gì cũng trắc trở, tinh thần sa sút, cuộc sống mệt mỏi. Như vậy, nếu muốn trở thành người khoái hoạt, vui vẻ thì trước tiên mỗi người cần giảm bớt dục vọng, ham muốn của bản thân mình, để mọi thứ thuận theo tự nhiên. 2. Không biết đủ Người sống trên đời, thứ mà chúng ta...

“Không tức giận” là bước đầu thiện đãi chính mình

 “Không tức giận” là bước đầu thiện đãi chính mình Cổ nhân giảng làm người phải coi trọng tu tâm dưỡng thân, dưỡng thân tốt trước tiên cần phải chế ngự được sự tức giận. Cho nên, không dễ dàng tức giận là bước đầu để đối tốt với chính bản thân mình. Có người thắc mắc rằng, hỉ nộ ái ố là lẽ thường tình của con người, trong thế gian tràn đầy mâu thuẫn, ai mà không từng tức giận người khác đây? Nhưng bất kể là đối với an dưỡng thân thể hay là tu dưỡng tâm tính mà nói thì tức giận đều đem lại trăm cái hại, mà không có một chút lợi nào.  Nếu một người có thể học được bốn chữ sau thì sẽ khống chế được cảm xúc, không dễ dàng tức giận mà hại đến thân tâm của chính mình. 🔻 1. Tĩnh Trong cuộc sống, những người tâm bình khí hòa, tâm tính ổn định sẽ không vì được mà hoan hỷ, không vì mất mà sầu bi, vô cớ bị nhục mạ mà không giận, gặp việc gấp mà không sợ hãi. Họ có thể ứng biến, thản nhiên khi mất, dửng dưng khi được. Những người trí tuệ xưa nay đều có đặc điểm chung là nói ít, nghe nhiề...

Tướng do tâm sinh: Người tâm lượng nhỏ thì cuộc sống khó thông thuận

 Tướng do tâm sinh: Người tâm lượng nhỏ thì cuộc sống khó thông thuận Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều việc có thể khiến cho người ta tranh giành nhau. Đôi khi chỉ những lợi ích nhỏ nhoi cũng đủ để quấy nhiễu, khiến tâm một người không yên, sống không hạnh phúc. Nhưng suy ngẫm một chút, không khó để nhận ra rằng trong đời người, những việc không như ý thường chiếm đến tám, chín phần. Nếu một người hễ gặp phải khó khăn trở ngại hay mâu thuẫn mà cảm thấy chán ghét, oán hận người khác thì kỳ thực lòng dạ của họ thật quá hẹp hòi, tâm lượng quá nhỏ. Một người nếu như có thể mở rộng tâm lượng của mình thì tâm linh mới có thể thăng hoa, hạnh phúc hay không chính là do tâm lượng lớn hay nhỏ của mỗi người quyết định. Tâm lượng của một người lớn hay nhỏ sẽ quyết định người đó sống vui hay buồn. Chỉ một ý niệm của con người cũng có thể khiến cho lòng dạ của họ to lớn như biển cả, nhưng cũng có thể khiến nội tâm của họ nhỏ hẹp như một hạt bụi. Chuyện kể rằng, có một hòa thượng trẻ ...

Trí tuệ cổ nhân: Ba nếp sống tạo phúc cho gia đình

 Trí tuệ cổ nhân: Ba nếp sống tạo phúc cho gia đình Gia phong tốt được coi là tài phú quý giá của một gia đình. Nó hàm chứa những quy tắc ứng xử tạo thành nếp sống trong gia đình, cũng trở thành cốt cách của người trong gia đình. Bởi vậy, trên cửa chính của từ đường xưa luôn có treo những tấm bảng yêu cầu về gia phong, truyền từ đời này sang đời khác để con cháu học tập và tiếp nối. Trong thiên “Tề gia” của cuốn “Cách ngôn liên bích” viết: “Cần kiệm là gốc rễ để trị gia, hòa thuận là gốc rễ để tề gia, cẩn thận là gốc rễ để bảo gia”. Những câu này đã trở thành nếp sống mà nhiều gia đình xưa áp dụng để xây dựng một gia đình hưng vượng dài lâu. 🔻 Cần kiệm là cái gốc để trị gia “Cần kiệm là gốc rễ để trị gia”, chăm chỉ làm việc và sống tiết kiệm là căn bản của việc trông coi quản lý gia đình. Cần cù tiết kiệm là mỹ đức truyền thống. Bất kể một gia đình có phúc khí nào đều có loại mỹ đức này. Một gia đình chăm chỉ lao động, tiết kiệm chi tiêu thông thường sẽ thu hoạch được càng nhiều h...

Tu dưỡng khiến con người trở nên cao quý

 Tu dưỡng khiến con người trở nên cao quý Tu dưỡng là chỉ hành trình một người bồi đắp phẩm chất, đạo đức, khí chất và sự lĩnh ngộ đối với sinh mệnh trong một thời gian lâu dài không ngừng nghỉ. Một người có tu dưỡng hay không, không phải căn cứ vào địa vị, tiền bạc và dung mạo để đánh giá, mà cần làm được 5 điều sau đây. 🔻 Làm người chân thật Bản tính chân thật là kho báu trời sinh của mỗi người. Một người có bản tính chân thật, tấm lòng chân thành thì khi đối xử với người nhà sẽ đạt đến mức “chí thân, chí hiếu, chí tình, chí thâm”. Còn khi đối với bạn bè, họ sẽ không có tâm tính toán, mưu mô mà luôn trong sáng vô tư và hết lòng. Đối với người khác, họ sẽ có thể khoan dung rộng lượng, không so đo thiệt hơn. Đối với sự vật, họ có thể tự tìm được niềm vui ở trong ấy. Người thật thà luôn được lòng người, được người khác tin tưởng. Nhìn một cách nông cạn, bề ngoài thì tưởng rằng người thật thà sẽ bị thiệt hại, bị cho là ngốc. Nhưng kỳ thực, thật thà phù hợp với Thiên lý, nên họ là nh...

3 cảnh giới cao của đời người: Nhìn xa, nhìn thấu và xem nhẹ

 3 cảnh giới cao của đời người: Nhìn xa, nhìn thấu và xem nhẹ Đời người có ba cảnh giới tưởng đơn giản nhưng lại khó đạt được, đó chính là nhìn xa, nhìn thấu và xem nhẹ. Chỉ nhìn xa người ta mới có thể nhìn được bao quát và đem mọi thứ ôm ấp vào trong lồng ngực của mình. Khi có thể nhìn thấu người ta mới có thể hiểu rõ được sự vật, sự việc, con người. Và chỉ khi xem nhẹ mới có thể có được sự khoái hoạt, ung dung và thoải mái. Một người chỉ khi có thể nhìn xa thì mới có thể nhìn thấu và chỉ khi đã nhìn thấu tỏ rồi mới có thể xem nhẹ được. Rất nhiều khi, điều khiến chúng ta cảm động không phải là lời nói chỉ thẳng ra, cũng không phải bởi vì nhận được tình cảm mãnh liệt, mà là đến từ sự bình thản mà người khác cho là “vô vị”. Cuộc sống luôn có muôn nghìn việc hệ trọng, ẩn chứa cả những ngọt bùi và cay đắng. Đời người, xét đến cùng vẫn là bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm cảnh. Người có nhiều dục vọng, ham muốn thì luôn mệt nhọc, bị phiền nhiễu bởi cái này cái kia. Người có ít ham muốn thì th...

Hiểu thấu bốn điều khiến nhân sinh khoáng đạt

 Hiểu thấu bốn điều khiến nhân sinh khoáng đạt Nếu tâm linh của con người thanh tịnh, không vấy bẩn, thì dẫu thân lâm vào cảnh khốn cùng, trong lòng cũng chẳng ưu phiền. Trái lại, khi tâm linh của một người bất an, lo lắng thì dẫu mỗi ngày tĩnh tu nơi rừng sâu núi thẳm, cái tâm kia cũng sục sôi như đang ở giữa chốn phố xá sầm uất, chẳng thể an yên. Bởi vậy, cảm thấy vui vẻ, may mắn hay không, phúc khí có đến hay không, là do tâm của mình quyết định. Điều chỉnh được tâm thái của bản thân là điều then chốt để nhân sinh khoáng đạt, thân tâm bình an. 🔻 Nhìn người khác không vừa mắt là bởi tu dưỡng chưa đủ Thế giới có ngàn người thì có ngàn suy nghĩ khác nhau, có vạn người thì có vạn dáng vẻ khác nhau. Trên đường đời, ai ai cũng sẽ phải gặp đủ các dạng người với những hình dáng, suy nghĩ, quan điểm, tính cách khác nhau. Nhân sinh chính là như vậy, có người thiện có người ác, có người tốt có người xấu, có người giàu cũng có người nghèo, có người phạm tội cũng có người phán xử, có người ...

Đối nhân xử thế phải giữ chữ “Nhân” và chữ “Tín”

 Đối nhân xử thế phải giữ chữ “Nhân” và chữ “Tín” Xưa nay có những người luôn toan tính mưu kế, không ngại vứt bỏ nhân từ, tình nghĩa để đạt được chức vị, công danh sự nghiệp. Nhưng không ít người giỏi mưu kế cuối cùng lại bị mưu kế hại. Rất nhiều câu chuyện lịch sử cho thấy người vứt bỏ cả tình nghĩa để đạt được mục tiêu thì chỉ có thể kiếm được chút lợi nhất thời, còn nhân từ, thành tín mới là nền tảng của sự thành công lâu dài. Sách “Hoài Nam Tử” viết: Kiến công lập nghiệp, cố gắng đạt được công danh là mục tiêu mà mỗi người làm thần tử đều theo đuổi. Phạm tội bị phạt, làm những điều có tội là hậu quả mà mỗi một người làm thần tử đều gắng sức tránh. Tuy nhiên, có những khi sẽ xuất hiện hiện tượng: Có công trạng lại khiến người khác nghi ngờ, trái lại có tội lại được người khác tín nhiệm. Nguyên nhân do đâu? Có người theo đuổi công danh mà coi thường tình nghĩa, vứt bỏ ân nghĩa. Người như vậy cho dù lập được công lớn thì cũng đã đánh mất đi thành tín và tín nhiệm. Còn một số ngườ...

3 kiểu người nên tránh kết giao để bảo toàn vận khí

 3 kiểu người nên tránh kết giao để bảo toàn vận khí Người may mắn có vận khí tốt thông thường làm gì cũng đều thuận lợi, đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng vận khí của một người lại bị chi phối bởi ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Con người không thể tạo ra thiên thời, khó chọn được địa lợi nhưng lại có thể gây dựng được nhân hòa. Nhân hòa trước hết là ở cá nhân một người, thể hiện ở thói quen tốt, hành vi chuẩn mực, lương thiện. Tiếp theo là thể hiện ở hoàn cảnh sống, ở những người mà chúng ta kết giao. Cổ nhân có câu: “Vật họp theo loài, người phân theo nhóm”, dẫu không nghĩ xấu về ai cả, nhưng khi chọn bạn mà chơi thì cũng cần tránh kết giao quá sâu với một vài kiểu người. 🔻 Người tràn ngập suy nghĩ tiêu cực, phụ diện Trong cuộc sống thường ngày, khi chúng ta ngồi cùng bạn bè hoặc đồng nghiệp, có những người khiến chúng ta cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu, nhưng cũng có người khiến chúng ta cảm thấy buồn bực vô cùng. Đó là bởi vì tâm thái của họ kh...

4 tình huống bộc lộ cảnh giới của một người

 4 tình huống bộc lộ cảnh giới của một người Từ xưa đến nay, thật không dễ để có thể đánh giá một người, vì việc làm đó không tránh khỏi sự phiến diện. Nhiều người thậm chí còn tránh né việc nhìn nhận người khác. Cổ nhân giảng: “Họa long họa hổ nan họa cốt, Tri nhân tri diện bất tri tâm”, vẽ rồng vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng, thử ngọc phải thiêu đủ 3 ngày, luận gỗ phải đợi đến 7 năm. Do vậy, để đánh giá một người thì phải đặt họ vào những hoàn cảnh đặc biệt nhất, những tình huống động chạm nhất tới tâm can của họ. 🔻 1. Quyết định tại thời điểm phải đối mặt với lợi ích Con người ai cũng có lòng mong muốn được hưởng lợi, chỉ là mức độ nhiều ít khác nhau. Khi đối mặt với lợi ích, nhiều người sẽ không ngần ngại mà hiển lộ ra mặt yếu kém của mình. Trong khi đó, người cao thượng lại nhất mực lui về phía sau, cân nhắc đến cảm thụ và hoàn cảnh của người khác. Do đó, thái độ với lợi ích là một trong những tiêu chí tốt nhất ...