Chuyển đến nội dung chính

Ba chữ nhìn thấu con người của Khổng Tử: 'Soi' kỹ mới thấy không đơn giản

 Ba chữ nhìn thấu con người của Khổng Tử: 'Soi' kỹ mới thấy không đơn giản


Khi đệ tử hỏi Khổng Tử thế nào là một người có trí tuệ, ông liền đáp: "Người có trí tuệ là người hiểu được người khác".

Biết người là cơ sở để đối nhân xử thế, đồng thời cũng là một kiến thức vô cùng uyên thâm mà một người có thể đạt được. Khổng Tử từng nói: "Lòng người nham hiểm hơn cả núi sông, khó đoán hơn cả trời cao". Điều đó cho thấy muốn nhìn thấu một con người không phải là một điều dễ dàng.

Cho dù đó là đối phó với một cá nhân riêng biệt hay điều hành một đất nước với hàng vạn dân, kĩ năng thấu hiểu con người cũng vô cùng quan trọng. Tuy khó nhưng Khổng Tử lại có những bí quyết giúp chúng ta nhìn thấu được lòng người.

Quy tắc này được tóm gọn vỏn vẹn trong ba chữ "thị", "quan", "sát" bắt nguồn từ câu nói "Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỷ sở an". Tạm dịch là: Muốn thấu hiểu một người trước hết phải xem mục đích việc người đó làm, thứ hai là phải xem việc và cách thức người đó làm, thứ ba là xem việc gì khiến người đó vui vẻ, hạnh phúc.

Trong cuộc sống, ta có thể bắt đầu từ những khía cạnh sau.

🔻 Trước tiên, quan sát và lắng nghe những gì người đó nói. Khổng Tử lý giải bằng câu nói: "Không biết lời thì không thể biết người".

Ông cho rằng những người cứng rắn, giản dị, ít nói sẽ là những người "mạnh mẽ, kiên trung, mộc mạc, sống có tình nghĩa và thân thiện. Ông cũng đưa ra cảnh báo rằng những người ăn nói khéo léo, lươn lẹo là những người thiếu đạo đức. Ngoài ra, Khổng Tử còn lên án những người nói lời đao to búa lớn những thực chất lại chỉ là thùng rỗng kêu to.

🔻 Thứ hai, quan sát hành vi của người đó. Mặc dù lời ăn tiếng nói của một người có thể dùng làm tiêu chuẩn để đọc vị người khác trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, Khổng Tử cũng bổ sung rằng: "Người quân tử không cất nhắc người căn cứ vào lời nói, không bỏ lời nói căn cứ vào người". Có nghĩa là lời nói và hành động lúc nào cũng phải đi liền với nhau. Ta không thể quan sát chỉ dựa trên một khía cạnh duy nhất.

🔻 Thứ ba, quan sát người đó khi họ gặp những khó khăn hay thất bại trong cuộc đời. Khổng Tử viết "Ở nơi có nhân đức là tốt đẹp, sống nơi thiếu nhân đức sao gọi là hiểu biết". Muốn quan sát một người không nên chỉ nhìn vào công lao, thành tựu của người đó, mà còn phải nhìn vào những lỗi lầm của người đó.

Từ những sai lầm của một người, chúng ta có thể thấy được sức nặng của "lòng nhân từ" trong trái tim người đó. Ngoài ra, bằng cách quan sát thái độ của một người đối với lỗi lầm, ta cũng có thể biết được nhân phẩm của họ. Một người quân tử là người hiểu rõ về bản thân và có khả năng tự kiểm điểm, sửa chữa lỗi làm của mình.

Thứ tư, quan sát những gì mọi người nói về họ. Phải lắng nghe cả những lời vu khống hay khen ngợi khác nhau của mọi người. Xem xét kỹ lưỡng lý do tại sao người này lại bị mọi người ghét bỏ hay ngợi ca.

Sự minh tuệ của Khổng Tử được khắc họa rõ nét qua cách ông nhìn người khác. Ông quan sát kỹ càng từ việc nhỏ đến việc lớn, từ mọi góc độ khác nhau. Qua đó, cho ra một cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ nhất về một con người.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...