Chuyển đến nội dung chính

Bậc quân tử tâm kiên định như núi, kẻ tiểu nhân một chút cũng tranh giành

 Bậc quân tử tâm kiên định như núi, kẻ tiểu nhân một chút cũng tranh giành

Trong cuộc sống, người tốt thường giảng về hàm dưỡng, người tu thường đàm luận đến tu tâm. Một người quân tử có tấm lòng quảng đại bao dung, nhẫn nại sẽ không dễ nổi nóng, tức giận, cũng sẽ không vì chuyện bé xé ra to mà tranh luận với người khác mãi không thôi.
Kỳ thực, một người nếu trải qua rèn luyện mà có được tâm thái an hòa tĩnh tại, thì bất kể là đối mặt với chuyện gì cũng sẽ không dễ nổi giận, không vì chuyện nhỏ nhặt mà sinh oán hận. Cư xử cao thượng, nhẫn nhịn người khác có thể khiến bản thân nhất thời có đôi chút tổn thất về vật chất, song nghĩ sâu thêm một chút thì về lâu dài, quả thực là thứ mất đi không đáng là bao so với những gì gặt hái được.
Trong “Sử ký Tư Mã Thiên” có chương “Liêm Pha, Lạn Tương Như liệt truyện” ghi chép câu chuyện lịch sử thời nước Triệu cử binh, kể về Lạn Tương Như, luôn lấy an nguy của xã tắc làm trọng, nên năm lần bảy lượt tránh mặt và nhẫn nhịn Liêm Pha. Cuối cùng, cảm động trước sự nhẫn nhịn và cao thượng của Lạn Tương Như, Liêm Pha tự thấy hổ thẹn và kể từ đó, hai người kết tình thâm giao, nguyện đồng sinh cộng tử hợp sức giúp nhà Triệu giữ vững bờ cõi. Xét rộng ra thì tự cổ chí kim, phàm là ai có thành tựu, đều là những người quân tử thản nhiên tự tại, có tấm lòng bao dung quảng đại. Ngược lại, người tâm địa hiệp hòi chỉ vì cái lợi trước mắt mà không những hại người mà còn hại chính mình, cuối cùng, bản thân cũng chẳng được gì tốt đẹp cả.
“Cựu văn Tùy bút” có chép, vào triều Thanh, ở giữa phủ đại học sĩ Trương Anh và nhà hàng xóm họ Ngô có một khoảng đất trống dùng làm lối đi chung giữa hai nhà. Khi Ngô gia tu sửa nhà đã xây tường lấn chiếm sang phần đất của phủ học sĩ, người nhà Trương Anh bèn viết thư cấp báo, mong rằng Trương Anh, khi đó đang giữ chức Lễ Bộ Thượng thư trong triều, sẽ ra mặt ngăn chặn hành vi của gia đình họ Ngô kia. Chẳng ngờ ông đã phê một bài thơ gửi về nhà:
Thiên lý lai tín chỉ vi tường,
Nhượng tha tam xích hựu hà phương.
Trường thành vạn lí kim do tại,
Bất kiến đương niên Tần Thủy Hoàng
Tạm dịch:
Thư xa ngàn dặm chỉ vì tường
Có ba thước đất thì cứ nhường
Trường thành vạn lý còn tại đó
Chẳng thấy Tần Vương năm ấy đâu.
Người nhà nhận được hồi âm, cảm thấy thật hổ thẹn, liền nhường cho Ngô gia ba thước đất; người hàng xóm họ Ngô thấy vậy rất cảm động và cũng tự xây lùi tường lại và nhường phủ Trương Anh ba thước. Cuối cùng, hai bên gia đình đều xây tường lùi vào ba thước, khiến ngõ hẻm đó rộng thành sáu thước. Bởi vậy, cái tên “hẻm sáu thước” đã trở thành một giai thoại thiên cổ.
Bài thơ “Thu Hoài” của Mạnh Giao thời Đại Đường có viết:
Quân tử sơn nhạc định,
Tiểu nhân thi hào tranh.
Đa tranh đa vô thọ,
Thiên đạo giới kỳ doanh.
Tạm dịch:
Quân tử tâm vững như ngọn núi ,
Tiểu nhân một chút cũng giành tranh
Càng tranh càng đoạt càng không thọ
Chính là Đạo Trời răn chúng ta.
“Tâm vững như núi” không có ý rằng không làm gì cả, mà hàm ý là khi bị chỉ trích, phê bình, hay thậm chí bị sỉ nhục, đánh đập thì vẫn có thể bất động tâm. Còn người kẻ tiểu nhân phẩm hạnh không cao sẽ ắt sẽ chỉ vì chút lợi nhỏ mà quên cả lễ nghĩa, tranh đấu đến cùng. Đức Phật từng bị nhục mạ, nhưng ngài chẳng chút động tâm, sau này đã trở thành một tấm gương sáng cho người phàm.
Chuyện kể rằng ngày nọ khi một cao tăng đang đi qua một thôn trang thì có vài người tiến đến tìm và nói năng rất thô lỗ, thậm chí còn chửi mắng thậm tệ.
Vị cao tăng đứng uy nghiêm, điềm đạm lắng nghe, rồi ngài nói: “Cảm tạ các vị đã đến tìm tôi, nhưng tôi đang có việc gấp cần đi đến thôn kế tiếp để gặp một người. Ngày mai, khi quay trở về tôi sẽ có nhiều thời gian hơn, đến lúc đó các vị có điều gì muốn nói cứ việc nói với tôi, vậy có thể hẹn ngày khác không?”
Không ai trong số thôn dân tin nổi những gì mắt thấy tai nghe, họ không hiểu vị cao tăng rốt cuộc bị làm sao. Một người trong số họ bèn hỏi: “Chẳng lẽ ông không nghe thấy những lời chúng tôi nói sao? Chúng tôi nói những lời khó nghe vậy mà ông không có phản ứng gì hết!”
Vị cao tăng nói: “10 năm trước có lẽ tôi sẽ phản ứng lại. Nhưng 10 năm qua, tôi đã học được cách tự chủ, tôi không còn bị người khác tác động làm cho mất kiểm soát nữa. Tôi thấy cần làm gì thì làm vậy, chứ không phải là thuận theo phản ứng của người khác mà làm.”
Biết ơn những gì cuộc sống ban tặng sẽ gặp thiện duyên, tấm lòng bao dung độ lượng sẽ thiện giải nghiệt duyên trong kiếp nhân sinh, cuộc sống mỗi ngày đều ngập tràn hạnh phúc. Với con người mà nói, phần lớn phẫn uất bất bình đều là do tham lam dục vọng và tâm đố kỵ mà sinh ra, chỉ vì một chút lợi nhỏ, hoặc chỉ vì bản thân bị thiệt hại đôi chút mà hàng xóm láng giềng xô xát, cãi vã nhau giữa đường. Nếu trước công danh lợi lộc mà giữ vững tâm tính, thì dĩ nhiên là tinh thần sẽ thư thái, tâm sẽ an lạc, sẽ không chỉ vì một chút lợi nhỏ mà nổi trận lôi đình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...