KHỔNG TỬ DẠY CÁCH LÀM LÃNH ĐẠO: NHÌN THẤY QUÁ RÕ THÌ KHÔNG CÓ NGƯỜI THEO
Tử Trương, một học trò của Khổng Phu Tử, hỏi Đức Khổng Tử đạo lý về chấp chính. Khổng Phu Tử giảng: “Người quân tử trị vì dân chúng, không nên thiết lập những tiêu chuẩn quá cao. Không nên thuyết dụ nhân dân bằng những mục đích quá xa vời thực tế. Đừng c.ư.ỡ.ng ch.ế họ làm những việc mà họ không có khả năng”.
Tử Trương đáp: “Học trò thành khẩn tiếp thu giáo huấn”.
Khổng Phu Tử giảng thêm: “Trò nhất định phải nhớ, nước trong thì không có cá, người thấy nhiều thứ quá rõ ràng thì không có người theo. Ngày xưa, vương miện của các Hoàng Đế thường có các chuỗi ngọc rủ xuống che khủ kh.uôn m.ặt. Đấy là để họ không nhìn quá rõ mọi thứ. Họ trang trí cho che kín l.ỗ t.a.i để không nghe được quá nhiều điều. Một khi trong dân chúng xuất hiện y.ê.u t.ặ.c nổi dậy, vị Hoàng Đế sẽ chấn chỉnh lại tình huống”.
Trương Tử nghe xong thành khẩn nói: “Thầy giảng thật uyên thâm”.
Khổng Phu Tử cũng giảng: “Chúng ta nghiêm khắc nhưng vẫn độ lượng để người ta có thể tự thấy những chỗ không toàn vẹn của mình. Trò nên truyền giảng những nguyên lý phù hợp với mức độ tiếp thu của mọi người. Giáo dục cho họ có khả năng đ.ộc lập tư duy dựa trên những nguyên lý và tự tìm ra phương hướng cho bản thân! Khi người phạm lỗi lầm, đừng làm mọi thứ để chỉ ra lỗi lầm của họ, hãy khoan dung và tha thứ cho họ dựa vào những điều tốt đẹp mà họ đã làm trong quá khứ. Điều đó sẽ giúp họ ngày càng trở nên tốt hơn, như một người ch*t đi mà được sống lại. Đấy là một phương cách của đấng trị vì”.
Trương Tử thành khẩn đáp tạ: “Thầy giảng thật thấu đáo”.
Khổng Phu Tử giảng thêm: “Muốn người khác tin theo, tốt nhất là khiêm tốn lắng nghe quan điểm của người khác trước. Muốn một mệnh lệnh được thực thi nhanh chóng, tốt nhất là hãy tự mình làm gương. Muốn người sớm quy phục mình, cách tốt nhất là dạy cho họ những luật ch.â.n chính. Nếu trò có thể đạt được những điều trên thay vì chỉ biết m.ắ.ng m.ỏ và tr.ừ.ng ph.ạ.t người khác, trò sẽ là một người lãnh đạo được yêu mến”.
“Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ”, ý nói rằng chúng ta nên đối xử với người khác bằng nhẫn nại thay vì yêu cầu, hình ph.ạ.t khắt khe. Là con người, ai cũng có điểm yếu kém, song chỉ để ý nhìn vào vài điểm đen thì sẽ phí hoài cả một tờ giấy trắng.
“Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ”, dạy chúng ta muốn thu phục nhân tâm thì phải trị bằng khoan dung và ân cần. Chúng ta nên cảm nhận được điểm mạnh của người khác và học hỏi từ họ để không ngừng thăng tiến về phẩm chất và đạo đức.
Theo: Hoằng Nghi.
Nhận xét
Đăng nhận xét