Chuyển đến nội dung chính

Lời cổ nhân dạy ngàn đời không sai

 Lời cổ nhân dạy ngàn đời không sai

Cổ nhân thường có trải nghiệm phong phú, bởi vậy chỉ đường sẽ không bị sai. Đây là 10 lời khuyên của cổ nhân, hậu thế đáng phải học hỏi trong đối nhân xử thế và làm người. Những lời răn dạy này là những bài học quý giá, nó sẽ mãi lưu truyền theo năm tháng.

🔻 1. Việc học, không lo tài chẳng thành, mà lo không có chí

(Học giả, bất hoạn tài bất cập, nhi hoạn chí bất lập – Tấn Thư)

Từ xưa cổ nhân đã coi trọng việc học, vì chỉ có học mới phát triển tài năng, mới tạo lập được chỗ đứng trong xã hội. Ngày nay kinh tế phát triển, mọi người có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, những mong con em mình có thể thực hiện được những hoài bão mà mình chưa thực hiện được, rạng danh gia đình tổ tiên.

Nhưng việc học, sợ nhất là thiếu ý chí, thì có học mấy cũng chẳng thành.

🔻 2. Học không tinh thông cần mẫn, thì chẳng bằng không học

(Học bất tinh cần, bất như bất học – Chu thư)

Nếu những người học hành lơ mơ, cái gì cũng biết nhưng không tinh thông mà lại thành thầy, viết sách, đào tạo dạy dỗ người khác thì rất nguy hiểm, sẽ hủy hoại rất nhiều người mà lẽ ra có thể trở thành bậc rường cột quốc gia, hay những danh nhân, những người hữu ích cho xã hội. Chính vì vậy, nếu họ không học, thì chỉ có hại cho mình họ, nhưng nếu họ học lơ mơ thì hậu họa khôn lường.

🔻 3. Nghe các ý kiến trái ngược là thông minh, nhìn vào nội tâm tìm lỗi bản thân là sáng suốt, chiến thắng chính mình là kẻ mạnh

(Phản thính chi vị thông, nội thị chi vị minh, tự thắng chi vị cường – Sử ký)

Tuyệt đại đa số người đều thích nghe cái gì phù hợp với mình, không thích nghe lời trái ngược ý mình. Cổ nhân có câu “Lương dược khổ khẩu lợi ư bệnh, trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành” (Thuốc tốt đắng miệng lợi cho bệnh, lời trung nghịch tai lợi cho việc). Nếu chúng ta học được cách nhẫn nại, buông bỏ thành kiến cá nhân, lắng nghe các ý kiến trái ngược, chúng ta sẽ thấy mình đã lên cảnh giới mới, thông minh lên rất nhiều.

🔻 4. Kẻ trí nghĩ nghìn điều, ắt cũng có điều sai; Người ngu nghĩ nghìn điều, ắt cũng có điều đúng

(Trí giả thiên lự, tất hữu nhất thất; Ngu giả thiên lự, tất hữu nhất đắc – Sử ký)

Hiểu rõ câu này, chúng ta mới có khiêm tốn học hỏi tất cả mọi người, kể cả những người thấp kém, bị coi là ngu dốt, và không bị tin mù quáng vào người nào, chỉ vì danh tiếng hay trí tuệ của anh ta. Trước một vấn đề, lắng nghe ý kiến của nhiều người, không phân biệt cao thấp, ngu hiền, rồi suy nghĩ, phân tích lý tính, rồi chọn theo cái hợp lý nhất, đó chính là bí quyết của thành công.

🔻 5. Quốc gia hưng thịnh thì coi người dân như con; Quốc gia suy vong thì coi người dân như cỏ rác

(Quốc chi hưng dã, thị dân như xích tử; Kỳ vong dã, thị dân như thảo giới – Tam quốc chí)

Người dân chính là tài lực quốc gia, nên nếu biết chăm bẵm người dân như chăm chút đứa con mới sinh thì nguồn tài lực sẽ có chất lượng cao, quốc gia sẽ hưng thịnh. Ngược lại, coi người dân như cỏ rác, nguồn tại lực quốc gia sẽ như đống phế liệu vô giá trị, quốc gia suy vong.

🔻 6. Vẽ hổ là vẽ da, khó vẽ được xương, biết người là biết mặt, khó biết được lòng

(Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm – Tăng quảng hiền văn)

Câu này ý nói chúng ta thường thấy sự vật hiện tượng bề ngoài mà khó biết được bản chất bên trong, do đó không nên bị cái vẻ bề ngoài mê hoặc, cần quan sát suy xét người, vật trong một thời gian, dưới nhiều góc độ, với nhiều đối tượng khác nhau, từ đó sẽ có cái nhìn tổng thể chân thực về người, hay vật đó. Do đó không nên đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài, hay một vài hành động nào đó.

🔻 7. Người tha thứ cho người khác thì không phải là người ngu si, người ngu si thì không biết tha thứ cho người khác

(Nhiêu nhân bất thị si hán, si hán bất hội nhiêu nhân – Tăng quảng hiền văn)

Người biết tha thứ, khoan dung với lỗi lầm của người khác là người không những không ngu si tý nào mà trái lại cực kỳ thông minh, sáng suốt và thoáng đạt.

Người không biết tha thứ, khoan dung thì trước tiên là làm hại sức khỏe chính bản thân họ, nếu mãi không buông bỏ được những u sầu, uất hận, lo nghĩ trong lòng thì ắt sẽ sinh bệnh.

🔻 8. Cùng người khác kinh doanh, chớ chiếm phần hơn

(Dữ nhân khiêu mậu dịch, vật chiếm tiện nghi – Chu Tử trị gia)

Ngày nay mọi người đều nói đến hợp tác hai bên cùng có lợi (win-win), vì đã hiểu được đạo lý “Một cây làm chẳng lên non”. Khi hai người hợp tác, sức mạnh không phải đơn giản là phép cộng tăng gấp đôi, mà sức mạnh tăng gấp nhiều lần.

Người xưa không những thấu hiểu đạo lý này từ rất sớm, mà còn vượt cả cái mô hình hợp tác win-win hiện đai này, khi biết “cùng người khác kinh doanh, chớ chiếm phần hơn”, tức là nhường người phần hơn, mình nhận phần ít, thua thiệt, để rồi thành tựu đại nghiệp. Câu chuyện của Bảo Thúc Nha và Quản Trọng thời Xuân Thu là ví dụ sinh động.

Bảo Thúc Nha và Quản Trọng là đôi bạn tốt luôn cùng nhau buôn bán. Bảo Thúc Nha có tiền thì lấy phần nhiều đưa cho bạn, vì nghĩ gia cảnh bạn nghèo túng, còn mình thì nhận phần thiệt hơn. Hai người cùng nhau buôn bán và mỗi lần chia lãi thì bên nhiều bên ít như thế.

Bọn thủ hạ của Bảo Thúc Nha thấy vậy thì rất khó chịu nói Quản Trọng là kẻ không ra gì. Bảo Thúc Nha nói: “Các ngươi lầm rồi, ông ta đâu có tham lam chút tiền mà làm gì. Chẳng qua gia cảnh ông ta quá khó khăn phải dựa vào chút tiền đó mà sống cho qua ngày nên ta tự nguyên nhường cho ông ta phần lãi hơn”.

Chính vì vậy mà cả hai người sau này đều thành nhân tài giúp Tề Hoàn Công thành tựu bá nghiệp.

🔻 9. Người thấy kẻ phú quý mà a dua siểm nịnh, chính là kẻ vô sỉ bỉ ổi nhất; Kẻ thấy người nghèo khổ mà tỏ vẻ kiêu ngạo, kinh nhờn, chính là kẻ đê tiện nhất

(Kiến phú quý nhi sinh siểm dung giả, tối khả sỉ; Ngộ bần cùng nhi tác kiêu thái giả, tiện mạc thậm – Chu Tử trị gia)

Con người sở dĩ cao quý là ở cốt cách, phẩm đức. Kẻ thấy phú quý thì xu nịnh, thấy nghèo khổ thì kinh thường, là kẻ tâm hồn trống rỗng, chỉ biết chạy theo ham muốn thể xác, thú vui nhục dục, không biết đạo lý, phẩm đức là gì, chính là kẻ vô sỉ bỉ ổi nhất, là kẻ đê tiện hèn hạ nhất.

🔻 10. Làm thiện muốn người ta thấy, đó không phải là chân thiện; Làm ác sợ người ta biết, đó là đại ác

(Thiện dục nhân kiến, bất thị chân thiện; Ác khủng nhân tri, tiện thị đại ác – Chu Tử trị gia)

Thiện – ác, tốt – xấu rất dễ phân biệt. Có người làm từ thiện, nhưng lại mời đông đảo mọi người tham gia, rồi quay phim, chụp ảnh, viết bài, quảng bá trên các phương tiện đại chúng, thì đó không phải là chân thiện, mà ẩn chứa sau đó là có mục đích, như đánh bóng tên tuổi, lấy cái danh, muốn được mọi người biết đến, muốn được mọi người tung hô, ca ngợi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...