Chuyển đến nội dung chính

Muốn trở thành trí giả cần ba đức tính then chốt

 Muốn trở thành trí giả cần ba đức tính then chốt

🔻Có chí hướng
Có chí hướng thì không cam chịu làm kẻ hạ lưu, có chí khí sẽ không đặt bản thân ở chốn phàm nhân, sống lay lắt qua ngày đoạn tháng. Trong tâm có lý tưởng, có khát vọng, sẽ không cam chịu làm những chuyện tầm thường. Cổ nhân có ba thuyết bất hủ là lập công, lập ngôn và lập đức. Khổng Tử cũng từng nói rằng, người quân tử lo lắng bản thân đến khi khuất núi vẫn không thể kiến công lập nghiệp, lưu danh sử sách, mà bị người đời quên lãng. Có được chí khí này thì khó khăn nào có thể cản trở?



Khi Khổng Tử đi chu du liệt quốc, đến vùng đất giáp ranh giữa nước Trần và nước Thái thì lương thực gần hết. Mấy thầy trò bị bỏ đói, chỉ có thể húp nước cháo cầm hơi. Tử Lộ buồn bã đến gặp Khổng Tử nói: “Người quân tử cũng có lúc cùng khốn phải không?” Khổng Tử nói: “Người quân tử gặp khi cùng khốn thì cố giữ gìn chịu đựng, kẻ tiểu nhân gặp khi cùng khốn thì sẽ sinh ra lạm dụng làm liều.” Trong cảnh cùng quẫn, ông vẫn điềm nhiên ngồi vừa đàn vừa hát.
Nhan Hồi từng nói về chí khí của thầy Khổng Tử như sau: “Đạo của phu tử đạt tới cảnh giới vô cùng cao thâm, vậy nên một số người không thể dung nạp, nhưng dẫu như vậy phu tử vẫn tận tâm tận lực mà thực thi, lấy tâm nhân đức đi cứu độ bách tính trong nước lửa. Tuy bị người ghen ghét, đố kỵ nhưng không vì họ không dung nạp, không thấu hiểu mà đạo của phu tử bị tổn hại. Điều này càng minh chứng cho sự trân quý của đạo phải không? Trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn kiên trì giữ vững chính đạo không lay động, đây chính là phẩm chất của người quân tử và chỉ có người quân tử mới làm được.”
Người có chí tuyệt đối không hùa theo thế sự, họ luôn phân rõ đục trong. Người có ý chí, có khát vọng ắt sẽ luôn mang thần thái tích cực, nỗ lực không ngừng.
🔻 Có kiến thức
Có kiến thức chính là có khả năng tư duy độc lập và quyết đoán. Một người dẫu làm việc gì, thì điều quan trọng là phải có kiến thức. Chỉ khi ấy con người mới có được tầm nhìn xa trông rộng, không bị những lợi ích cỏn con che mờ hai mắt, mà làm lỡ đại sự. Khi chủ động suy nghĩ và độc lập phán đoán, mới có thể nắm vững vận mệnh trong tay, không lâm vào cảnh bị bán đứng mà chẳng hay biết.
Trong đường đời, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn, dù lớn hay nhỏ, cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tương lai của bản thân. Chỉ khi có kiến thức sâu rộng, suy xét thấu đáo mới không làm những chuyện tổn hại thiên đạo, hại người, hại mình, mà hủy mất bản thân chỉ trong một sớm.
Có kiến thức, nghe nhiều, biết nhiều, hiểu nhiều sẽ không thấy lạ lẫm, không cho rằng chân lý vĩnh viễn nằm trong lòng bàn tay. Những người có kiến thức nông cạn, lòng dạ hẹp hòi mới coi quan điểm của bản thân là chân lý, quan điểm của người khác là phiến diện.
Khi có kiến thức sâu rộng, người ta sẽ tự minh bạch rằng “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”, như vậy mới không cao ngạo bởi một chút kiến thức của mình mà trở thành “ếch ngồi đáy giếng”. Bậc trí giả uyên thâm thường bao dung những quan điểm bất đồng và thấu hiểu, đồng cảm với những hoàn cảnh khác nhau.
🔻 Có hằng tâm
Trong Đạo Đức Kinh có câu: “Đại phương vô ngung; đại khí vãn thành; đại âm hi thanh; đại tượng vô hình”. Nghĩa là “Hình vuông lớn không góc. Đồ dùng lớn lâu thành. Tiếng lớn nghe không thấy. Tượng lớn, không có hình.”
“Đại khí vãn thành” chỉ ra rằng muốn chế thành một đồ vật lớn cần phải có thời gian tương đối dài. Câu này được dùng để ví với người tài, ý nói rằng bậc đại tài thì thành công, thành danh càng trễ. Người có khả năng gánh vác trọng trách cần phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, vậy nên thành tựu sẽ đến tương đối muộn.
Hằng tâm là sự kiên trì, bền bỉ, làm việc gì cũng có thủy có chung, khi ấy không việc nào trên thế gian là không thể thành tựu. Có nhiều người “đứt gánh giữa đường”, đa phần là vì hằng tâm không đủ.
Trong “Chính Quốc sách” có câu thơ rằng: “Hành bách lý giả bán ư cửu thập”, nghĩa là đi cả trăm dặm, tới dặm thứ 90 vẫn chỉ được coi là đi nửa đường mà thôi. Càng đến cuối càng cần phải thận trọng hơn, giữ tâm kiên định.
“Thi Kinh” lại viết: “Mĩ bất hữu sơ tiển khắc hữu chung”, nghĩa là không có việc gì mà không có lúc khởi đầu, nhưng ít có việc kết thúc tốt đẹp. Khởi đầu ai nấy đều hồ hởi, chí khí dâng trào, nhưng ít có người làm việc có thủy có chung, ngoại trừ những người có hằng tâm.
Người có hằng tâm hiểu rằng không thể nóng vội muốn công thành danh toại. Đường không đi không tới, việc không làm không thành, hành trình ngàn dặm bắt đầu từ những bước chân. Cơm phải ăn từng miếng, đường phải đi từng bước, bởi lẽ dục tốc thì bất đạt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...