QUAN ĐIỂM CỦA KHỔNG TỬ VỀ “NGƯỜI QUÂN TỬ”: BÀI HỌC LÀM NGƯỜI CHO HẬU THẾ
“Quân tử”, theo nghĩa chiết tự có nghĩa là “con của vua chúa”. Khái niệm “người quân tử” trong Nho giáo chứa đựng những tinh hoa về phẩm hạnh của một con người. Chính vì thế, khi tìm hiểu về khái niệm này, ta có thể thông qua đó mà lĩnh hội cái đạo làm người trong minh triết của người xưa.
🔻 1.Người quân tử biết bảo trì cái chính trực, thuần khiết.
Họ hành đồng theo những gì bản thân nhận thức là phải. Vàng bạc không lay chuyển được họ, hắc ám không vấy bẩn được họ. Đường đời dài, họ biết bản thân phải “đúng” thì đôi chân mới “vững”.
🔻 2.Người quân tử, với người tài năng thì không đố kỵ mà nghiêm túc học tập.
Anh hùng thì trọng anh hùng. Người quân tử biết trọng và học tập ở người tài năng. Đây chính là phẩm hạnh về chí tiến thủ, lòng khiêm tốn và thái độ “cầu học” của người quân tử.
🔻 3.Người quân tử kiên cường trong thực hành nhân nghĩa.
Hiểu thấu nhân nghĩa đã khó, thực hành nó còn khó hơn. Người quân tử thực hành nhân nghĩa, tuyệt nhiên không vì cám dỗ hay cường bạo mà thoái chí. Rất kiên vững, rất quyết liệt.
🔻 4.Khi người khác khuyên can thì nhu thuận mà tiếp nhận.
Kẻ trí là kẻ biết quên đi những gì mình đã biết. Một ấm trà, sẽ không thể rót thêm nếu như bản thân nó đã đầy. Một con người khư khư giữ thói cũ, giữ những định kiến cũ, không có bất cứ giá trị tốt đẹp nào có thể đi vào bên trong họ. Thấy người khuyên can, nhu thuận tiếp nhận, đó chính là phẩm hạnh của người quân tử.
🔻 5.Không có địa vị, nhưng với cấp trên vẫn trung thành tận tâm.
Người quân tử làm việc vì giá trị, không vì danh lợi. Những người như thế, không gì có thể ngăn trở sự cường đại bên trong họ. Ông trời không để cho ai thiệt bao giờ, họ hết lòng trong hiện tại mà không được hồi báo “xứng đáng”, thì đó vẫn là sự tích lũy phẩm đức, cũng như giá trị cho họ.
🔻 6.Nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác.
Người quân tử biết hài hòa giữa cầu tiến và độ lượng. Bản thân tự nghiêm khắc với chính mình, nhưng lại không so đo xét nét người.
Nhận xét
Đăng nhận xét