Chuyển đến nội dung chính

Văn chương ích gì cho cuộc sống hôm nay?

 Văn chương ích gì cho cuộc sống hôm nay?

Ở Nhật, các nhà giáo dục và các phụ huynh có kinh nghiệm trong giáo dục gia đình đều khuyên cha mẹ nên đọc các tác phẩm kinh điển cho con nghe. Ở Nhật, người ta không chỉ đọc cho trẻ nhỏ nghe “Luận Ngữ” mà còn đọc cả kinh Bát nhã (người Nhật hay gọi là Bát nhã tâm kinh).

Hanako – cô gái mắc bệnh Down nặng bẩm sinh đã trở thành nhà thư pháp nổi tiếng, nhân vật chính trong các “talk show” truyền hình về người khuyết tật, đã tổ chức hàng trăm triển lãm cá nhân, từng biểu diễn thư pháp cho thiên hoàng Heisei xem… đã vượt qua được số phận nghiệt ngã nhờ vào nỗ lực phi thường của người mẹ. Để dạy con trở thành nhà thư pháp, bà đã dạy con viết bộ kinh Bát nhã hàng nghìn, hàng nghìn lần.

Việt Nam, Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa nhưng cái khác cơ bản nằm ở chỗ: Nhật Bản không có khoa cử. Chính vì vậy tâm thế tiếp cận kinh điển của Nho gia từ xưa đã khác và hiện tại cũng rất khác. Khi tiếp cận sách trong tâm thế tự do, những trở ngại ngoài lề hay hạn chế thời đại của cuốn sách không còn nhiều ý nghĩa.

Những tác phẩm kinh điển vượt thời gian thường sẽ chứa đựng trong nó nhiều giá trị mà mỗi lần đọc ở các thời điểm khác nhau người ta sẽ nhận ra những giá trị riêng.

Ở Việt Nam nếu muốn đọc kinh điển cho con nghe có lẽ ngoài ca dao thì sẽ có truyện Kiều. Bố tôi hồi xưa cũng thường ru mấy chị em tôi bằng Kiều. Ông có thể thuộc hơn 3.000 câu thơ không cần nhìn sách.

Văn chương tự thân nó không ăn được nhưng nó cũng không phải thứ hoàn toàn vô dụng. Ít nhất là trong một vài trường hợp.

Hồi vợ tôi có bầu và sinh con ở Nhật, ông bà nội ngoại không thể sang chỉ có hai vợ chồng, tôi rất lo vì một anh học trò mặt trắng và một cô gái vừa từ giã thời sinh viên, lấy đâu kiến thức và kinh nghiệm để nuôi con?

Thế là cắm đầu đọc sách. Chính trong khoảng thời gian đó tôi dịch “Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản” – Cuốn sách đã khai sáng cho tôi khỏi những định kiến kiểu kinh nghiệm thường nghe thấy từ những người Việt ở xung quanh.

Và rồi khi con chào đời, tập bế con, ru con ngủ, tôi chợt nhận ra, thích đọc sách hay mê văn chương cũng có cái hay của nó và không hoàn toàn vô ích.

Những bài ca dao và những bài thơ đọc được biến thành lời để ru con. Cu con có vẻ thích, ngủ ngon lành. Tuy không thuộc được cả 3.000 câu, tôi vẫn ru con bằng nhiều trích đoạn của Truyện Kiều. Thật thú vị là Cò bây giờ nhớ luôn được các đoạn nghe bố ru. Hắn không thể tự đọc được toàn đoạn nhưng nếu bố, mẹ đọc và chừa lại vài từ trong câu ở bất cứ vị trí nào hắn đều có thể… điền trúng.

Tất nhiên, với trẻ thơ rung cảm quan trọng hơn ngữ nghĩa.

Chợt nhớ một trong những khó khăn của những trẻ sinh ra ở nước ngoài như Cò là việc học tiếng Việt. Nhiều trẻ sống trong môi trường đa văn hóa sẽ gặp vấn đề về Identity. Mình thuộc về đâu, thuộc về nền văn hóa nào trở thành câu hỏi trở đi trở lại.

Sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng tôi nghĩ có lẽ ngôn ngữ nào mà bọn trẻ có thể xúc động khi nghe thơ hay có thể làm thơ bằng nó thì đấy là tiếng mẹ đẻ.

Việt Nam trong suốt cả nghìn năm đã lấy văn chương làm tiêu chuẩn thẩm định nhân tài. Làm một bài văn hợp quy cách, một bài thơ lọt tai quân vương cũng có thể trở thành trạng nguyên, trở thành công hầu khanh tướng, thậm chí nắm quyền kinh bang tế thế.

Nó để lại rất nhiều hệ lụy.

Và rồi ngày nay, ở một thái cực khác, tiền và chức tước trở thành thước đo duy nhất và tuyệt đối. Học sinh học văn như học toán. Giỏi văn nhưng không đọc sách và cũng chẳng viết văn.

Vô số học sinh bất lực trong việc đi tìm ý nghĩa đích thực của việc học văn dù các lớp học thêm văn vẫn ra vào tấp nập.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...