Chuyển đến nội dung chính

Cảnh giới tu thân của người xưa: Vui mừng khi được nghe góp ý

 Cảnh giới tu thân của người xưa: Vui mừng khi được nghe góp ý

Thái độ và cách ứng xử của một người khi nghe người khác góp ý, chỉ ra khuyết điểm và lỗi lầm của bản thân sẽ phản ánh ra mức độ tu thân và trí tuệ của người ấy. 

Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều người khi bị người khác chỉ ra lỗi lầm thì lập tức khó chịu, nổi giận đùng đùng. Lại có người khi nghe người khác chỉ ra thiếu sót của bản thân thì lập tức phản bác lại bằng lời lẽ gay gắt, hay tìm lý lẽ để biện giải, chứng minh rằng mình không sai. Cũng có người khi người khác chỉ ra thiếu sót của bản thân thì biểu hiện thống khổ, làm ra một số hành vi quá khích. Còn có người khi nghe được điều ấy liền ở sau lưng bài xích, tìm người cùng ý kiến với mình để trả đũa. Cổ nhân cho rằng đây đều là cách hành xử của một người khuyết thiếu tu dưỡng tâm tính.

Thời cổ đại, các bậc trí giả, những người có đạo đức cao thượng khi nghe người khác chỉ ra lỗi lầm của bản thân thì vui mừng và khiêm tốn tiếp thu ý kiến, luôn luôn giữ được một tâm thái tốt đẹp an hòa. Đây được xem là cảnh giới tu thân, thái độ xử thế của người xưa. Nó không chỉ thể hiện ra trình độ tu dưỡng của một người, mà còn là tinh hoa văn hóa truyền thống của cổ nhân.

Mạnh Tử khi giảng cho các học trò của mình về việc dũng cảm tiếp nhận ý kiến phê bình, ông đã nêu ra ba người rất giỏi tiếp nhận ý kiến của người khác trong lịch sử là vua Thuấn, vua Vũ và học trò của Khổng Tử là Tử Lộ.

Trong sách “Mạnh Tử” viết: “Người ta chỉ ra lỗi lầm của Tử Lộ thì ông rất vui mừng. Vua Vũ nghe người ta nói lời khuyên bảo hữu ích liền kính lễ. Vua Thuấn vĩ đại lại càng như thế, luôn rất giỏi cùng làm việc với mọi người. Ngài luôn dốc lòng sửa chữa những khuyết điểm của bản thân, học tập ưu điểm của người ta, vô cùng vui sướng tiếp thụ ưu điểm của người khác để cho công việc được mỹ mãn. Từ khi làm ruộng, rồi làm gốm sứ, làm nghề chài lưới suốt cho tới khi làm bậc Đế Vương, không có giờ phút nào ông buông lơi việc học hỏi người khác”.

Vua Thuấn là ông tổ nền văn hóa đạo đức của người Trung Hoa. Trong thời gian làm vua, ông cấp phát hạt giống cho dân tùy thời mà canh tác, đào kênh mương làm thủy lợi, khai thông đường sông, trị nạn lũ lụt, làm nhiều việc có ích cho dân.

Ông rất giỏi nhìn người, tuyển chọn toàn người tài đức làm quan chuyên quản lý thổ nhưỡng đất đai, quản lý nông nghiệp, làm chủ quản Ngũ giáo, quản lý Hình pháp, v.v. giúp ích vô cùng lớn cho đất nước. Thời vua Thuấn trị vì thiên hạ, tất cả mọi việc quốc gia đại sự đều được chăm lo chu đáo, khai sáng một thời kỳ quốc thái dân an thời thượng cổ, và ông đã trở thành vị minh chủ hùng mạnh. Vua Thuấn tạo phúc cho trăm họ, lại có đức hạnh “vui mừng khi nhận được lời khuyên”.

Trong lịch sử cũng có nhiều vị Hoàng đế nhờ tiếp thu lời can gián của hiền thần mà có thể tạo nên cảnh “quốc thái dân an”.

Thời Hoàng đế Đường Thái Tông, triều đại nhà Đường có thực lực quốc gia cường thịnh, phát triển cả về kinh tế và văn hóa, được gọi là thời kỳ Trinh Quán thịnh trị. Đường Thái Tông được coi là một vị hoàng đế sáng suốt mang đức hạnh “vui mừng khi nhận được lời khuyên”.

Vào năm Trinh Quán thứ 18, Hoàng đế Đường Thái Tông nói với quần thần rằng: “Hiện giờ ta muốn nghe xem bản thân ta có lỗi lầm gì, các khanh cần phải nói rõ ra những khuyết điểm của trẫm”.

Các đại thần nhóm Trưởng Tôn Vô Kỵ đều nói: “Bệ hạ dùng ân đức giáo hóa, khiến thiên hạ thái bình, ngài có lỗi lầm gì đâu”.

Nhưng trong số các quan hầu có Lãi ngu hầu Lưu Ký lại nói: “Thánh đức của Bệ hạ đúng như Trưởng Tôn Vô Kỵ nói, nhưng gần đây thần thấy khi có người dâng thư, Bệ hạ cảm thấy không vừa lòng, ngay ở trước mặt mà hỏi vặn, khiến người dâng thư xấu hổ lui ra. Thần cho rằng đó không phải là cách khen thưởng cho những lời góp ý”.

Hoàng đế Đường Thái Tông nghe xong lời góp ý của Lưu Ký liền vui vẻ nói: “Khanh nói đúng! Trẫm nhất định sẽ sửa chữa”.

Suốt mấy ngàn năm qua, lịch sử đã cho chúng ta những tấm gương về việc có thể vui vẻ tiếp thu lời góp ý. Khi nghe người khác kể ra lỗi lầm, thiếu sót của bản thân, thì chúng ta cần phải dám đối diện. Nghe người khác chỉ ra lỗi lầm, chúng ta cũng cần phải độ lượng vô tư, dù đúng dù sai cũng cần có thái độ khiêm tốn. Người nào có thể nghe được lời khuyên của người, tiếp thu được lời người khác, mới có thể dung nạp và mở rộng được trí tuệ. Phàm là người gánh vác trọng trách lớn, thành tựu được sự nghiệp lớn, thì càng phải hiểu cách vui mừng lắng nghe lời góp ý từ người khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...