Chuyển đến nội dung chính

Mưu cầu đại nghiệp, ngoại trừ “nghĩa” ra cũng cần có “nhẫn”

 Mưu cầu đại nghiệp, ngoại trừ “nghĩa” ra cũng cần có “nhẫn”

Cổ nhân có câu: “Không nhịn được việc nhỏ, sẽ làm hỏng việc lớn”. Từ xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn thì đều có khả năng nhẫn nại, khả năng nhẫn nại lớn đến đâu thì làm được việc lớn đến đó.

Vào cuối của thời nhà Đông Hán, vua Hán nhu nhược, loạn thần hoành hành, thừa tướng Đổng Trác âm mưu cướp ngôi và đoạt vương quyền, xã hội đại loạn, thiên hạ phân chia hình thành ba nước Ngụy – Thục – Ngô, cũng từ đây bắt đầu một thời kỳ giao tranh thống nhất binh quyền.

Lúc này, chiến hỏa nổi lên tứ phía, anh hào xuất hiện như sóng sau xô sóng trước. Có rất nhiều anh hùng làm rung chuyển trời đất, văn có Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý, Quách Gia, Giả Hủ… võ có Lã Bố, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Điển Vi…

Những anh hùng này, ngoại trừ “diễn” một chữ “Nghĩa” còn cho hậu thế thấy được nội hàm to lớn của chữ “Nhẫn”. Táo Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, 3 nhân vật tạo nên cục diện “thế chân vạc” thời Tam Quốc, cũng đều dựa vào một chữ “nhẫn” để hành xử trên đời và mưu cầu nghiệp lớn.

Tào Tháo: Khí phách nhẫn chịu

Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, hầu như Tào Tháo để lại cho người đọc ấn tượng là một con người tàn nhẫn và đa nghi. Thực ra để có thể biến Ngụy quốc trở thành một nước mạnh nhất thời Tam Quốc, ngoài việc có tài năng chính trị và quân sự ra, Tào Tháo còn là người có tâm đại nhẫn và mến mộ người tài, khiến cho anh hùng trong thiên hạ đều quy về dưới trướng.

Tào Tháo từng bị một cuồng sĩ tên là Nễ Hành dùng đủ loại lời lẽ mắng chửi nhưng vẫn tỏ ra vô cùng khoan dung, nhẫn nại. Tào Tháo không hại ông ta mà còn đưa Nễ Hành an toàn trở về Kinh Châu cho Lưu Biểu.

Khi Viên Thiệu tấn công Tào Tháo, Trần Lâm có giúp Viên Thiệu viết bài hịch, mắng chửi tổ tông ba đời nhà Tào Tháo. Thậm chí khi đọc những bài hịch của Trần Lâm, chính Tào Tháo cũng phải vã mồ hôi. Sau này, khi bắt được Trần Lâm, Tào Tháo không những tha chết mà còn giao cho ông ta giữ trọng trách.

Có thể thấy, Tào Tháo có tâm đại nhẫn với phong thái cực kỳ cao quý, khiến những văn thần võ tướng quanh ông đều tận nghĩa tận trung, trợ giúp Tào Tháo biến nước Ngụy trở thành nước lớn mạnh nhất trong Tam Quốc.

Trong “Tam Quốc Chí” của tác giả Trần Thọ có viết: “Tôn Quyền là người có thể nhẫn nhục, biết cách dùng người tài để thực hiện mưu kế của mình, đặc biệt giống như Việt Vương Câu Tiễn, là người xuất sắc tài ba trong những bậc anh hùng. Vì vậy ông mới có thể kiểm soát được Giang Đông, có được thành tựu và cơ nghiệp vững chắc”.

Ngay từ thời niên thiếu, Tôn Quyền đã ôm chí lớn, khi mười tám tuổi đã lên nắm quyền ở Giang Đông thay cho anh trai là Tôn Sách. Tôn Quyền chỉ dựa vào một vùng Giang Đông, giành chiến thắng ở trận Xích Bích mà có một phần ba thiên hạ, đường hoàng hùng cứ một phương, khiến thế cục Tam Quốc trở thành “thế chân vạc” thực sự. Để đạt được điều đó, ngoại trừ tài năng kiệt xuất ra, không thể không nhắc đến chữ “Nhẫn” làm nên đại sự.

Năm 220, sau khi Tào Tháo chết, Tôn Quyền vì để bảo toàn đất đai của nước Ngô và kiềm chế Lưu Bị, thậm chí đã làm việc mà dân chúng Đông Ngô đều cảm thấy mất mặt, đó là xưng thần với Tào Phi.

Mãi cho tới năm 229, Tôn Quyền mới chính thức lên ngôi, dời đô xây dựng cơ nghiệp. Tôn Quyền cũng là một trong những bậc đế vương tại vị lâu nhất, sống thọ nhất trong thời Tam Quốc, đây mới chính là nụ cười thực sự cuối cùng của người đại nhẫn có tầm nhìn xa trông rộng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...