Chuyển đến nội dung chính

Thân ở trong trời đất, phải thuận với tự nhiên, tuân theo thiên ý

 Thân ở trong trời đất, phải thuận với tự nhiên, tuân theo thiên ý

Con người tồn tại giữa đất trời, mỗi ngày đều có đủ loại ý nghĩ, làm thế nào để nhìn nhận ra suy nghĩ của chính mình? Trong cuộc sống hằng ngày đối mặt với đủ loại sự việc, làm sao để có thể luôn giữ tâm trí bình tĩnh? Trong hiện thực nhiều cám dỗ, quân tử xưa lựa chọn đạo nghĩa hay quyền lợi?

Nhà tư tưởng Lữ Khôn thời Minh trong “Thân Ngâm Ngữ” đã ghi chép lại những điều mà ông tâm đắc trong đời, có thể mở ra một lối dẫn dắt cho chúng ta ngày nay.

🔻 1. Con người cần thuận theo đạo lý trong trời đất

Lữ Khôn cho rằng người mà “mang một trái tim không ngừng vươn lên, bất kể ngày đêm, muốn chạm tới nơi thuần khiết nhất, quên cả tử sinh”, đó mới là khí phách của quân tử. Con người tồn tại giữa đất trời, không thể làm mọi thứ theo ý muốn của mình, cần thuận theo tự nhiên. Một người không phóng túng dục vọng, thuận theo thiên lý, nội tâm nhất định là yên tĩnh và hạnh phúc.

“Nhân sinh giữa trời đất, mỗi ngày đều đang suy tư, nhưng phải có đạo lý của suy tư; mỗi ngày đều nói chuyện, phải có đạo lý của nói chuyện; mỗi ngày đều giao tiếp với người khác, phải có đạo lý của giao tiếp; mỗi ngày đều giải quyết công việc, phải có đạo lý của giải quyết công việc. Tất cả oán hận, cười vui, khóc than, thở dài, bệnh tật, nguy vong đều có đạo lý của nó”.

“Những việc nhỏ còn cần có quy luật khách quan, huống chi vạn vật tự nhiên trong trời đất? Cho nên bắt đầu từ lúc còn nhỏ cho đến khi chết đi, từ đầu tới cuối duy trì ý chí không ngừng vươn lên, dù đêm hay ngày, hướng đến cảnh giới chí thiện thuần túy, quên đi bản thân, quên đi sinh tử. Cái này là đạo lý phản bổn quy toàn, là nguyên tắc làm người không thể khuất phục”.

“Nếu không như vậy, tùy tiện phóng túng, mỗi người đều muốn thỏa mãn dục vọng của mình, đó là bản năng của động vật. Làm người mà cũng như vậy thì không còn được coi là tinh anh trong vạn vật nữa. Có người hỏi: ‘Điều đó có gì quan trọng?’. Ta trả lời: ‘Có, nó quan trọng không chỉ ở tâm hồn, mà còn ở tu thân dưỡng tính’. ‘Tâm tồn tại thế nào? Nên tu thân dưỡng tính ra sao?’. Ta trả lời: ‘Nằm ở sự tĩnh tại, chỉ cần đạt được cảnh giới tĩnh lặng, mọi thứ đều sẽ hợp nhất với đạo lý, mọi chuyện sẽ luôn đúng đắn”.

🔻 2. Ôn hòa nhã nhặn là một loại năng lực

Theo quan điểm của Lữ Khôn, ‘tâm bình khí hòa’, bốn chữ này nếu là người không có hàm dưỡng thì không thể làm. Người có thể khống chế tính nóng nảy của mình, đè xuống dục vọng của mình, sẽ biết cách giải quyết tốt rất nhiều chuyện. Mang một trái tim nóng nảy uể oải, chỉ có thể sống một cách hồ đồ đến hết cuộc đời.

Tâm bình khí hòa, người không có hàm dưỡng sẽ không làm được điều này. Bản lĩnh là ở chuyện có thể kiềm chế sự nóng giận của bản thân hay không. Làm được điều này mọi thứ đều có thể giải quyết tốt đẹp, tất cả mọi chuyện đều sẽ vận hành suôn sẻ.

Thủy khắc hỏa, tâm tĩnh tại như mặt hồ yên lặng, tâm xao động như ngọn lửa bập bùng, cho nên bệnh nhân khi tức giận thì nổi điên, đến khi thanh tỉnh lại rồi, không nhớ rõ trước đó đã xảy ra gì. Muốn làm người ta tỉnh táo lại, chỉ cần dùng nước mát lạnh, sự nóng nảy cũng dịu xuống.

Người không có lửa thì không thể sinh tồn, nhưng lửa cũng có thể làm con người tử vong; làm việc không có nhiệt tình không thể thành công, nhưng nóng tính cũng sẽ có thể gây ra thất bại. Chỉ có quân tử mới giỏi kiềm chế nóng giận, cho nên thể xác và tinh thần an khang, đức cũng từ đó sinh ra.

“Tâm tính hòa nhã, giọng nói dịu dàng vừa thốt lên, tựa như gió xuân lay cành liễu, mưa phùn tưới cây non, khiến người khác thoải mái dễ chịu, cảm động thông suốt! Mà sấm rung chớp giật, gió bão mưa sa lại tạo nên tổn thương rất nhiều”.

“Nếu như đem dục vọng, tạp niệm của mình lắng xuống, có đạo lý nào mà chúng ta không thể thông suốt? Nếu đem chí hướng của mình mạnh mẽ khơi dậy, có việc gì mà ta không thể làm? Học giả ngày nay, chỉ biết ôm trong lòng sự kiêu ngạo mà quan sát sự tình, mang tinh thần uể oải sa sút mà giải quyết sự việc, chẳng qua cũng chỉ là hồ đồ sống hết cuộc đời mình”.

🔻 3. Quân tử không sợ người, mà sợ thiên lý

Lữ Khôn nói: “Quân tử sợ trời không sợ người, sợ đạo đức không sợ hình phạt, sợ bất nghĩa không sợ bất lợi, sợ sống uổng phí không sợ tử vong”.

Ông còn nói: “Đắc tội với luật pháp, còn có thể trốn tránh; đắc tội với thiên lý, sẽ không có chỗ náu thân. Người quân tử sợ thiên lý hơn sợ pháp luật”.

“Đại trượng phu không sợ người, chỉ là sợ vi phạm đạo lý; không phải cậy vào người khác, mà là cậy vào đạo lý”.

Ghi chú: Lữ Khôn là quan viên thời nhà Minh, làm tới chức Hình bộ Thị lang, cũng là nhà tư tưởng, hiệu Bão Độc cư sĩ, người huyện Ninh Lăng, tỉnh Hà Nam. “Thân Ngâm Ngữ” là quyển bút ký tâm đắc của ông ghi chép trong suốt 30 năm, nội dung gốm có “ý định”, “đàm đạo”, “vấn học”, “tu thân”, “luân lý”…, đã được phiên dịch ra hơn 20 thứ tiếng và phát hành trên toàn thế giới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...