Chuyển đến nội dung chính

Vật cứng dễ bị bẻ gãy, vật mềm dễ bị uốn cong, chỉ trung dung mới là bất bại

 Vật cứng dễ bị bẻ gãy, vật mềm dễ bị uốn cong, chỉ trung dung mới là bất bại

Người ta thường có câu: “Vật cứng dễ bị bẻ gãy, vật mềm dễ uốn cong”, chỉ có trung dung mới là bất bại. Bởi vậy con người trong đối nhân xử thế hoặc trị quốc nên thủ vững giữa “cương” và “nhu”, không lạc sang một thái cực nào.

Trong «Lễ ký:Trung dung>>> viết rằng: “Hỷ nộ ai lạc chi vị phát vị chi trung, phát nhi giai trung tiết vị chi hoà; trung dã giả, thiên hạ chi đại bổn dã, hoà dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hoà, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên”.

Tạm dịch: “Khi vui mừng, oán hận, bi ai, khoái lạc chưa bộc phát thì gọi là trung, khi bộc phát rồi mà có thể ước chế thì gọi là hoà; ‘trung’ chính là bản tính căn bản nhất của mỗi người, ‘hoà’ chính là đạo lý mà mỗi người cần noi theo. Đạt được trung hoà, trời đất yên ổn, vạn vật sinh sôi nảy nở”.

Trong phần “Dung Dã” cuốn «Luận Ngữ» viết: “Trung dung chi vi đức dã, kỳ chí hĩ hồ”, ý rằng lấy trung dung làm cái đức để tu dưỡng, thì sẽ đạt tới cảnh giới cao. Có thể thấy rằng, đạo lý trung dung có tác dụng không hề tầm thường. Tại sao lại gọi là đạo lý trung dung? Chính là không nghiêng bên này không ngả bên kia, điều hoà cân bằng trong việc đối nhân xử thế.

Nét đẹp tinh tuý của trung hoà cho mọi người biết rằng mọi sự việc đều tuân theo một chữ “độ”, người xưa đã dạy “cương dịch chiết, nhu dịch khúc”, ý rằng vật cứng dễ bị bẻ gãy, vật mềm dễ uốn cong, cũng là nói con người nên thủ tại giữa “cương” và “nhu”. Còn chữ “độ” chính là quy luật tự thân của sự vật, vừa vặn phù hợp với quy luật này, thì có thể thuận buồm xuôi gió, nếu không sẽ gặp phải nhiều trở ngại.

Các bậc trí giả thường giảng, “cái tôi” thái quá hoặc không có “cái tôi” đều là điều đáng thương. Kẻ có cái tôi quá lớn sẽ mù quáng tự tin mà trở thành tự đại, từ đó trở nên kiêu căng tự phụ, khăng khăng làm theo ý mình, trong mắt không chứa nổi ai, đặt bản thân làm trung tâm không nghĩ đến cảm thụ của người khác, thời gian dài sẽ hình thành thói quen tính cách tự tư tự lợi, khiến cho cuộc sống chán trường.

Người mà không có ước thúc bản thân thì lại càng tự ti, cả ngày chỉ nghe theo người khác, người khác nói sao mình nói vậy, không biết như nào là tốt, quá quan tâm đến việc mọi người nhìn mình ra sao, cuộc sống như vì người khác mà sống, việc gì cũng nhìn theo người khác mà làm, xem biểu hiện của họ mà làm, mệt mỏi cả một đời.

Vậy nên, người vượt quá giới hạn của bản thân hay không khống chế được bản thân đều không thể nhìn thấy chân tướng của sự việc; bởi lẽ trong con mắt của người vượt quá bản thân chỉ có chính họ, làm sao còn quan tâm được bản chất chân chính của sự vật, họ cho rằng chân lý đa số đều là chân lý của bản thân mình định nghĩa ra; còn người không có ước thúc bản thân lại đi sang một cực đoan khác, họ buông bỏ năng lực suy nghĩ và tư duy của bản thân, người khác nói như thế nào, họ đều tin, không có suy xét xem họ nói có đúng là chân lý hay không.

Lại xét đến quan hệ giữa người và người. Nếu ở quá xa nhau, thì sẽ sinh ra tương tư khổ não, nếu ở quá gần, thì sẽ nhìn nhau mà không vừa mắt, mâu thuẫn không dừng, vậy nên mới có thuyết “Xa là bạn, gần là thù”, hay “Khoảng cách thích hợp sẽ sinh ra điều tốt đẹp”. Cũng chính là nói, quan hệ giữa người với người, nên cầu được đến nét đẹp của “trung” và “hoà”, tìm được cự ly thích hợp nhất.

Kỳ thực, đạo “trung hoà” ấy bao hàm mọi phương diện xung quanh cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Khi nấu cơm, muối không thể bỏ quá nhiều hoặc quá ít, cho nhiều thì mặn không thể ăn, cho ít thì nhạt không có vị; thích ăn một thứ gì đó, ăn không được liền thèm, ăn nhiều thì lại bị ngấy.

Đối với việc ngủ, ngủ ít thì không đủ năng lượng, ngủ nhiều lưng đau eo nhức, tinh thần vì thế mà suy nhược, mệt mỏi; trong cuộc sống, nếu như quá bận rộn sẽ quên đi mục đích ban đầu của cuộc sống, không thể cảm thụ được niềm vui cuộc sống, quá an nhàn sẽ biến mọi chuyện trở nên vô vị, trong hư không cũng không cách nào cảm nhận được ý vị cuộc sống.

Nếu như con người có thể giữ vững được thước đo trong việc đối nhân xử thế, điều chỉnh trạng thái nội tâm, có thể làm được “hưởng vui vẻ mà không rơi vào hưởng dục, biết bi ai mà chẳng thương tâm”, mọi việc có thể làm được “chẳng vì vật bên ngoài mà vui, chẳng vì bản thân mà buồn” thì mới có thể ngộ đến được vẻ đẹp của “trung” và “hoà”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...