Chuyển đến nội dung chính

Vì sao người quân tử thường thản nhiên, kẻ tiểu nhân lại hay lo lắng ưu sầu?

 Vì sao người quân tử thường thản nhiên, kẻ tiểu nhân lại hay lo lắng ưu sầu?

Người quân tử rất được coi trọng trong xã hội xưa, còn tiểu nhân thì ngược lại. Giữa 2 loại người này tính cách, đạo đức hoàn toàn khác nhau, có thể nói là một trời một vực.

Khổng Tử từng nói: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường lo lắng, ưu sầu”. Câu này có thể hiểu là người quân tử luôn sống vô tư, vô sầu, còn tiểu nhân thì suốt ngày nơm nớp lo sợ.

Quân tử và tiểu nhân là hai danh từ để đánh giá nhân phẩm con người. Người quân tử đại diện cho các đức tính tốt đẹp như: chân thật, lương thiện, chính trực, trượng nghĩa… Còn kẻ tiểu nhân đại biểu cho sự tính toán, hẹp hòi ích kỷ, thô lỗ, độc ác…. Để khái quát một người quân tử hay tiểu nhân thì dùng một hai câu không thể nói rõ.

Trong cuốn “Luận Ngữ – Nhan Uyên” có viết: khi Tư Mã Ngưu hỏi Khổng Tử thế nào là người quân tử, Khổng Tử đáp: “Người quân tử không lo, không sợ!”

Thấy đạo lý ngắn gọn, Tư Mã Ngưu hỏi lại Khổng Tử: “Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao?”

Khổng Tử đáp: “Làm người quân tử là không hề dễ dàng, phải luôn luôn tự xét lại bản thân, trong lòng phải hoàn toàn không có một chút thẹn và áy náy nào. Chỉ có một nội tâm quang minh sáng tỏ, một tấm lòng thanh tịnh, tường hòa thì ấy mới là người quân tử.”

Thời xưa, người quân tử có cảnh giới tinh thần rất cao, làm việc gì cũng suy xét kỹ càng, không hấp tấp hồ đồ, luôn tận sức mà làm. Nếu không được thì cũng không quá cưỡng cầu, không tiếc nuối, ngày ngày đều kiểm điểm bản thân để lần sau làm tốt hơn, thấy sai là sửa, lòng không thẹn với trời đất, vậy nên mới đạt được cảnh giới không lo không sợ.

Khổng Tử phân biệt rất rõ về quân tử và tiểu nhân. Trong cuốn “Luận Ngữ” Khổng Tử viết: “Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt”: ý chỉ người quân tử luôn nhìn đến những mục tiêu lớn lao lâu dài, còn kẻ tiểu nhân thì cứ chấp vào những lợi ích nhỏ nhoi thấp kém.

“Quân tử chu nhi bất bí, tiểu nhân bí nhi bất chu”: ý chỉ người quân tử luôn hòa ái đối đãi mọi người, không kết bè kết phái, còn kẻ tiểu nhân thì hay gây hiềm khích, chia bè kết phái.

“Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài huệ”: bậc quân tử luôn suy xét đến đạo đức, còn kẻ tiểu nhân luôn nghĩ đến những ân huệ mà mình đã giúp người khác.

“Quân tử dụ vu nghĩa, tiểu nhân dụ vu lợi”: người quân tử làm việc chính nghĩa còn tiểu nhân thì luôn hành sự vì lợi.

“Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái”: quân tử thông thái, am hiểu tường tận nhưng không hề kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân hiểu biết hạn hẹp nhưng lại vô cùng kiêu ngạo.

“Quân tử đạo giả tam, ngã vô năng yên: nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ”: quân tử có 3 đạo là: người nhân từ thì không lo nghĩ, ưu sầu; người có trí tuệ thì không nghi hoặc, người dũng cảm thì không sợ hãi.

Người quân tử không những không lo không sợ mà còn là người có trí huệ sáng suốt nhìn thấu mọi việc, phân biệt rõ thị phi, thiện ác. Đồng thời bậc quân tử còn có tấm lòng rộng rãi, không so đo tính toán với người khác. Người hội tụ đủ các tố chất “nhân, trí, dũng” này mới đúng là một bậc chính nhân quân tử.

Tiêu chuẩn quân tử của người xưa rất gần với tu luyện. Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có người từng hỏi Ngài rằng: “Vì sao những người đức hạnh cao thượng, tu thân dưỡng tính lại luôn tỏa ra tâm thái bình tĩnh và một vầng hào quang tràn đầy sự hạnh phúc, vui tươi như vậy?”

Đức Phật trả lời: “Đó là bởi vì, họ không vì chuyện quá khứ mà đau buồn, không cầu những chuyện chưa tới của tương lai, họ luôn thấy đầy đủ, thỏa mãn, bởi vậy mà họ luôn lộ ra vẻ hạnh phúc, vui tươi.”

Vì cách biệt về cảnh giới tư tưởng nên người bình thường khó mà hiểu được tâm thái của người tu luyện. Chỉ khi bước vào tu luyện họ mới dần dần lĩnh ngộ được những đạo lý cao thâm và huyền diệu trong đó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...