Chuyển đến nội dung chính

Bạn có biết: Các nhân vật thời Tam quốc đều có ân oán tiền kiếp với nhau?

 Bạn có biết: Các nhân vật thời Tam quốc đều có ân oán tiền kiếp với nhau?

Chúng ta không còn lạ gì với câu chuyện về ba nước Ngụy – Ngô – Thục tranh hùng, làm thành thế chân vạc, chia ba thiên hạ được miêu tả trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”. Đây cũng là thời đại có thật trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, đằng sau cục diện tam quốc lưu truyền thiên cổ này còn có mối quan hệ nhân quả, báo ứng mà ngày nay ít người biết đến…   

Nhà Phật giảng rằng: “Vạn sự trên thế gian đều có quan hệ nhân duyên”, vì vậy người xưa thường tin vào quy luật nhân quả và pháp lý thiện ác hữu báo. Trong danh tác cổ đại “Dụ thế minh ngôn” của học giả Phùng Mộng Long, có kể lại một câu chuyện về một vụ xét xử ly kỳ ở cõi  m, mà từ đó hình thành nên cục diện Tam quốc nơi dương thế.

Giết oan công thần, phải chịu xét xử ở  m gian

Thời Đông Hán Linh Đế, có người tú tài họ Tư Mã, vốn nổi tiếng là công bằng chính trực, một đêm nọ anh được quỷ sai mời đến điện Sâm La, thay mặt cho Diêm Vương xét xử một vụ án đã kéo dài trong 350 năm. 

Đây là một vụ án giết oan trung thần. Nguyên cáo là các đại thần có công lớn vì sự thành lập của nhà Hán như Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố, còn bị cáo là Hán Cao Tổ Lưu Bang cùng Hoàng hậu của ông ta, Lữ Hậu.

Hàn Tín giành lấy thiên hạ cho Lưu Bang, lập được công lao to lớn, nhưng sau khi Lưu Bang có được thiên hạ, ông ta không những không ghi nhớ công lao trước đây của Hàn Tín mà còn giáng chức của ông, sau đó Lữ Hậu còn hợp mưu với Tiêu Hà, dùng kế lừa Hàn Tín vào Trường Lạc Cung để sát hại, năm đó Hàn Tín mới chỉ 32 tuổi.

Bành Việt do có vẻ ngoài đạo mạo nên được Lữ Hậu để ý. Nhân lúc Hán Cao Tổ xuất chinh, Lữ Hậu ra lệnh giải Bành Việt vào thâm cung, nhưng Bành Việt vốn là người chính trực, không muốn phá hoại lễ nghĩa và phép nước nên đã không tuân theo Lữ Hậu. Lữ Hậu nổi giận ra lệnh cho người giết chết Bành Việt và dùng xác ông chế thành nhục tương (nước chấm thịt), đồng thời vu cáo với Hán Cao Tổ rằng Bành Việt âm mưu tạo phản. 

Về phần Anh Bố, cũng là vì Lữ Hậu mang nhục tương của Bành Việt tặng lại cho mình dùng mà nổi giận chém chết người lính đưa tin, nên bị Lữ Hậu ra lệnh cho người mang bảo kiếm, rượu thuốc và khăn đỏ (đây là hình thức để ép chết một ai đó trong triều đình thời xưa) bắt ép tự tử. 

Như vậy, ba vị đại công thần của nhà Hán đều bị Lưu Bang và Lữ Hậu khiến cho phải chịu hàm oan mà chết, quả thật khiến ai nấy đều căm phẫn bất bình. Vị tú tài họ Tư Mã đã xét xử vụ án này như thế nào?

Hoàn trả ác nghiệp, hình thành cục diện Tam quốc

Trên điện Sâm La, vị tú tài họ Tư Mã căn cứ theo công tội của mỗi người, lần lượt định ra đời chuyển sinh tiếp theo của họ.

Đầu tiên là Hàn Tín, tú tài nói: “Hàn Tín, ông tận trung báo quốc, thay nhà Hán mà giành được hơn một nửa giang sơn, đáng tiếc là bị hàm oan mà chết, nay ta cho phép ông đầu thai tại thôn Tiều gia đình Tào Tung, họ Tào, tên Tháo, tự là Mạnh Đức. Trước là Thừa tướng, sau là Vương nước Ngụy, trấn giữ Hứa Đô, thừa hưởng một nửa giang sơn nhà Hán.”

“Khi ấy ông quyền uy khắp thế gian, sẽ tùy theo ý của ông để ông báo thù kiếp trước. Tuy nhiên, đời này của ông không được làm Hoàng đế, phải nhớ rõ ông không được có lòng phản lại nhà Hán. Sau khi con trai Tào Phi kế vị, sẽ tôn xưng ông là Vũ Đế, để báo đáp mười đại công lao của ông.”

Vị tú tài họ Tư Mã lại gọi Hán Tổ Lưu Bang đến, xử rằng: “Kiếp sau ông cũng sẽ đầu thai vào nhà Hán, được lập làm Hán Hiến Đế, nhưng cả đời sẽ bị Tào Tháo hiếp đáp, không có gan chiến đấu với nhà Ngụy, đứng ngồi không yên, ngày dài như năm. Vì kiếp trước làm Vua đã phụ các quần thần nên kiếp sau sẽ bị quần thần tương báo trở lại.” 

Còn Lữ Hậu, vị tú tài phán xét: “Bà sẽ đầu thai vào nhà họ Phục, về sau cũng vẫn là vợ của Hiến Đế (tức Phục Hoàng hậu), bị Tào Tháo hành hạ đủ điều, dùng khăn đỏ thắt chết trong cung, để báo thù mối hận ở Trường Lạc Cung”.

Đối với Anh Bố, vị tú tài nói: “Ta cho phép ông đầu thai tại vùng Giang Đông nhà Tôn Kiên, họ Tôn, tên Quyền, tự là Trọng Mưu. Trước là Vương nước Ngô, sau là Hoàng đế nước Ngô, trấn giữ Giang Đông, thụ hưởng giàu sang của một nước”. 

Rồi vị tú tài gọi Bành Việt lên, xét rằng: “Ông là một người chính trực, ta cho phép ông sinh ra tại nhà họ Lưu, họ Lưu, tên Bị, tự là Huyền Đức. Được ngàn người xưng là ‘nhân’, hàng vạn người xưng là ‘nghĩa’. Sau này là Hoàng đế nước Thục, có trong tay vùng đất của riêng nước Thục, cùng Tào Tháo và Tôn Quyền tạo nên thế chân vạc. Họ Tào diệt Hán, sau khi kế vị nhà Hán rồi, lúc đó ông phải tỏ rõ lòng trung nghĩa của mình”.

Hóa ra là như thế! Nhìn cách Tào Tháo “mượn danh Thiên tử để hiệu lệnh chư hầu”, làm cho một người được xem là thông minh như Hán Hiến Đế phải nuốt giận nhẫn nhịn, không còn chút thực quyền nào, lo lắng sợ hãi, các phi tần và hoàng hậu của Hán Hiến Đế vì muốn phản lại Tào Tháo mà bị Tào Tháo giết chết. Bản thân Hán Hiến Đế cuối cùng lại bị con trai Tào Phi của Tào Tháo bức ép mà phải nhường giang sơn 400 năm của họ Lưu, khóc lóc thảm thiết mà rời đi. 

Giang sơn 400 năm của triều Hán bị chia ba, bề ngoài thì là giống như người đời thường nói “hợp lâu tất sẽ tan”, trên thực tế là bởi vì Lưu Bang, Lữ Hậu giết hại công thần, bản thân tất nhiên phải chịu sự báo oán này. Không chỉ thân phải chịu khổ, mà giang sơn của mình cũng phải hai tay dâng ra để xem như là hoàn trả nợ nghiệp. Suy nghĩ lại thì Lưu Bang và Lữ Hậu chắc chắn sẽ hối hận, nếu như biết được ngày hôm nay sẽ như vậy, thì lúc đó đừng làm.

Điều thú vị hơn chính là, vị tú tài họ Tư Mã này do xử án một cách công bằng, phù hợp với Thiên lý “Trời đất vô tư, quả báo chẳng sai”, nên đã tích được phúc phận phú quý vô cùng, kiếp sau của ông ta, “đổi tên không đổi họ, vẫn chuyển sinh vào nhà Tư Mã, tên Ý, tự là Trọng Đạt. Cả một đời chức vụ văn võ đều rất cao, sau khi truyền ngôi lại cho con cháu, đã thôn tính lãnh thổ Tam quốc, lấy quốc hiệu là Tấn”.

Thì ra nguyên nhân nhà Tấn diệt Tam quốc, rồi sau đó là “tan lâu tất sẽ hợp”, là đến từ điều như vậy.

Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, thiên lý công bằng, chưa từng sai chệch. Đọc lịch sử để hiểu rõ hôm nay, người đời hãy làm thiện tránh ác, vì chính mình, vì con cháu mà tích phúc tích đức.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...