Cổ nhân dạy điều nên kính nể: Quên 4 thứ này cuộc đời thật vô nghĩa!
🔻 Điều thứ 1: Thần Phật
Cổ nhân dạy điều nên kính nể trước tiên là Thần Phật. Điều này không có nghĩa là mê tín, sùng bái quá mức các vị Thần hay Phật. Sự thật là Phật giáo không tin vào đấng sáng thế và cũng không tự xem mình là Thần linh, cũng không phải là người miễn tội ác cho nhân loại.
Tính vĩ đại của đức Phật không phải ở những điều như trên. Chỉ một người kính ngưỡng Ngài mới hiểu rằng Đức Phật tự mình đã chứng ngộ đạo lý giải thoát và đem đạo lý giải thoát đó giảng cho mọi chúng sinh đều rõ, dựa vào đạo lý ấy mà tu hành và cũng được giải thoát, đạt tới quả vị Phật, không khác gì Phật.
Có thể tạm hiểu Phật là người thầy giáo, có thể dạy học sinh, giúp học sinh thay đổi phẩm cách, tăng trưởng tri thức, tu dưỡng thân tâm, nhưng không thể học tập thay cho học sinh, lên lớp, nghe giảng thay cho học sinh được.
Vì vậy, tín ngưỡng Phật giáo giống như lòng hiếu kính của con cái đối với cha mẹ, xuất phát từ lòng biết ơn.
Chính vì kính nể Ngài nên ta mới học tập những hành động tốt đẹp như bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, nỗ lực, tu định, phát huệ... Những điều này vô tình lại có khả năng thay đổi nghiệp lực quá khứ, tội nặng nhưng chịu quả báo nhẹ; tội nhẹ thì được khỏi quả báo; bởi vì, nghiệp lực hiện hành thụ báo.
Tôn kính Phật là tôn kính ân đức của Phật đã chứng ngộ và thuyết pháp. Đức Phật, trải qua ba vô lượng kiếp, tu hành, chứng ngộ được đạo lý giải thoát, và sau khi chứng ngộ, đã thuyết giảng tường tận đạo lý ấy cho chúng ta.
n đức ấy có thể nói là vĩ đại và cao quý hơn hàng nghìn trăm vạn lần ân đức thế gian.
Kính ngưỡng Thần Phật là thể hiện sự trân trọng những gì mình đang có đang sở hữu. Người như thế mới có tầm nhìn rộng lớn, có thể làm chuyện lớn lao, cao đẹp vì người khác.
Khi kính nể các Ngài, chúng ta biểu lộ sự kính trọng của mình qua thân tướng đồng thời lập chí noi theo công hạnh của các Ngài để diệt trừ tâm ngã mạn của mình, dẹp bỏ những tánh xấu, thực hành đức hạnh để tự hoàn thiện mình.
Ví dụ như nhờ vào việc kính ngưỡng Đức Phật mà chúng ta mới soi xét tâm, thân, ý của mình. Từ đó, ta hạn chế việc xấu, làm gì cũng hướng thiện, tâm an hơn.
Vì thế, dù bản thân là người tin có Thần Phật hay không thì cũng không được tỏ thái độ chê bai, phỉ báng.
🔻 Điều thứ 2: Trời Đất
Cổ nhân dạy điều nên kính nể nữa đó là Trời Đất vì Trời là càn, Đất là khôn, Trời Đất là nơi sinh của nguyên khí và sinh lực. Cổ nhân cho rằng con người là một phần của thiên nhiên, cần sống thuận theo tự nhiên.
Kính ngưỡng Trời Đất còn có nghĩa là tôn trọng sự sinh trưởng và phát triển của thiên nhiên và muôn loài xung quanh mình. Sự thật là giữa con người với thiên nhiên chính là mối quan hệ thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.
Ví dụ đơn giản như việc chúng ta chặt cây, phá rừng quá nhiều khiến lũ lụt, sụt lở đất đai diễn ra thường xuyên, cuốn theo vô số tài sản và thiệt hại không biết bao nhiêu mạng người.
Nếu không biết đối xử tốt với thiên nhiên đúng cách thì ta sẽ tự rước họa vào thân. Hiểu rõ điều này nên những người đánh cá không bao giờ bắt từ con nhỏ tới con lớn, họ cũng phải trả lại cho biển một phần để các loài cá có thể tiếp tục sinh trưởng, duy trì nói giống của nó.
Nếu con người cứ tự xem mình là nhất, tìm cách chống lại tự nhiên, đắp đê, đổi hướng di chuyển sông ngòi, tàn phá thiên nhiên thì sẽ bị thiên tai nhân họa mà thôi.
Chúng ta có thông minh, mạnh mẽ đến mức nào cũng không thể thắng được thiên nhiên. Hãy chọn cách sống hòa thuận, nương vào nhau mà sống.
🔻 Điều thứ 3: Đạo đức
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Đây là tình trạng đáng báo động và hậu quả khôn lường. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa nhắc nhở chúng ta đề cao: Đạo đức.
Người không biết đề cao giá trị đạo đức thì thường dễ lầm đường, lạc lối, phạm tù tội. Dù bất cứ đâu cũng có giới hạn trong những khuôn khổ nhất định, nếu làm gì cũng tùy tiện, không coi trọng đạo đức thì chỉ khiến người đời coi khinh.
Là con người phải ăn nói và có hành vi hợp với tiêu chuẩn đạo đức, đó là phép tắc tối thiểu mà lỡ phạm vào thì khó làm được việc gì tốt đẹp.
Hơn nữa, cổ nhân đã răn dạy điều này hoàn toàn có cơ sở vì một kẻ vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức thì cũng làm ảnh hưởng tới phúc báo.
Những người không biết đề cao giá trị đạo đức, sẽ không có khả năng sinh ra các trạng thái tốt đẹp của sinh mệnh như phú quý, trí tuệ và cả sức mạnh.
Thậm chí phúc báo của họ bị hao hụt, bị trừng phạt bất cứ lúc nào, không ai lường trước được.
🔻 Điều thứ 4: Tổ tiên
Không có quá khứ sẽ không có tương lai, do đó một trong những điều cổ nhân dạy điều nên kính nể đó chính là tổ tiên của mình. Cố nhân đã đúc rút kinh nghiệm từ sự thật rằng, các bậc cha mẹ phải thể hiện sự nhớ thương, thờ cúng tử tế cho ông bà, tổ tiên, luôn nhắc nhở đến công lao của tổ tiên đối với gia đình khi họ còn sống. Con cái thấy hành động của cha mẹ như vậy thì nhất định sẽ kính trọng cha mẹ mà ngoan ngoãn, đối xử tốt với cha mẹ.
Có câu: “Cây có cội, nước có nguồn, con chim có tổ, con người có tông” nhằm đề cao cội nguồn của mình. Ta không tự nhiên mà có trên Trái đất này, vì thế cái gì cũng có gốc rễ của nó.
Mỗi cá nhân phải luôn nhớ về nơi mình sinh ra, con người thì phải có gốc rễ - cội nguồn, cho dù đi làm ăn xa ở đâu đi chăng nữa thì cũng nên luôn hướng về quê hương.
Có thể nói, việc nhớ về tổ tiên, nguồn cuội là một trong những truyền thống tốt đẹp trong nên văn hóa truyền thống từ xưa đến nay. Từ đó, chúng ta mới có thể phát huy, duy trì những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên mình để lại.
Mục đích là để nhắc nhở con cháu nhớ nhớ công ơn sinh thành, phúc đức và học tập những đạo đức tốt đẹp của tổ tiên để lại.
Tâm luôn hướng về tổ tiên giúp bản thân và các thành viên trong gia đình tu dưỡng nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp, như sự hiếu thảo, lòng nhân ái, đức hy sinh, tinh thần cầu tiến, tính cần cù, siêng năng, chăm chỉ, ... và đó cũng là cách để thể hiện lòng biết ơn. Đó là thái độ đúng đắn vì ngay cả lời Phật dạy về lòng biết ơn cũng nhắc nhở chúng ta rằng, trân trọng thứ mình đang có bạn sẽ có nhiều hơn.
Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng này chính là lòng biết ơn đối với sự sinh thành, dưỡng dục, yêu thương, chăm sóc, sự che chở của ông bà, cha mẹ và các thế hệ trước đối với thế hệ sau.
Con cháu thể hệ lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên không chỉ ở sự tôn kính, sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ khi họ còn sống mà cả còn phải phụng thờ khi họ đã mất.
Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên đóng vai trò quan trọng trong việc tu dưỡng và giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp cho các thành viên trong gia đình.
Nhận xét
Đăng nhận xét