Chuyển đến nội dung chính

Gia Cát Lượng tài năng kiệt xuất, vẫn luôn tự thẹn thua kém một người

 Gia Cát Lượng tài năng kiệt xuất, vẫn luôn tự thẹn thua kém một người

Vào thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã trở thành cái tên “danh chấn thiên hạ” với tài năng được ngàn người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, có một cao nhân lại khiến Gia Cát Lượng “tự thẹn không bằng”, từng tốn rất nhiều công sức chiêu mộ…

Cuối thời Đông Hán, hào kiệt đông lên, quần hùng tranh giành. Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều người tài giỏi khác thường, tài năng xuất chúng, chẳng hạn “Ngọa Long” Gia Cát Lượng, “Phượng Sồ” Bàng Thống, đều là nhân tài kiệt xuất.

Bản lĩnh của Thừa tướng triều Thục Hán Gia Cát Lượng được đánh giá là “tiếu ngạo quần anh”, dù chưa phải “tuyệt đỉnh cao thủ” nhưng những nhân vật có khả năng tề danh cùng ông không nhiều. Tuy vậy, trong nội bộ Thục Hán có một nhân vật xứng danh là “cao nhân”, mà bản thân Khổng Minh vô cùng kính nể.

Người này không chỉ khiến Gia Cát Lượng hao tâm tốn sức chiêu mộ về trướng Lưu Bị mà còn được ông công khai ca ngợi: “Về bản lĩnh bày mưu tính kế, Lượng thua xa Tử Sơ”. Vị cao nhân “Tử Sơ” mà Khổng Minh nhắc đến, không ai khác chính là Thượng thư lệnh Lưu Ba. Trong “Tam Quốc Chí”, Thục Thư đã dành một chương để nói về ông.

🔻 Lưu Ba quy thuận quân Tào

Lưu Ba tự là Tử Sơ, sinh ra tại phía Nam quận Linh Lăng, thuộc Kinh Châu thời bấy giờ. Lưu vốn xuất thân trong một gia đình nhiều đời làm quan lại. Ông nội của Lưu Ba là Lưu Diệu, từng làm quan tới chức Thái thú Thương Ngô. Phụ thân Lưu Tường cũng từng đảm nhiệm chức Thái thú Giang Hạ, Tướng quân Đãng Khấu.

Lưu Ba từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, nhưng lại kiêu ngạo, hay khinh thường người khác. Bởi vậy, ngay cả khi cùng mang họ Lưu, nhưng Lưu Ba vẫn luôn coi rẻ Lưu Bị vì xuất thân làm nghề bán giày.

Tháng 7 năm Kiến An thứ 13 (năm 208), Tào Tháo xuất quân xuống phía Nam chinh phạt Kinh Châu. Lúc đó Lưu Bị đang ở nhờ Kinh Châu, đóng quân ở Phàn Thành, nghe nói Lưu Ba quy hàng Tào Tháo, liền đem quân rút lui đến Hạ Khẩu.

Rất nhiều danh sĩ ở Kinh Châu đều đi theo Lưu Bị, chỉ có Lưu Ba lại tiếp kiến Tào Tháo. Tào Tháo ngưỡng mộ tài năng của Lưu Ba, bổ nhiệm ông làm quan, lại để cho ông chiêu nạp dân chúng ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương.

Tháng 12/208, trong trận Xích Bích, Tào Tháo bị đại bại, Lưu Bị đã đánh chiếm bốn quận Vũ Lăng, Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng. Lưu Ba không cách nào chiêu nạp được dân chúng ba quận, cũng không thể trở về phục mệnh, liền đi du ngoạn Giao Châu, nghĩ cách trở về phương Bắc.

🔻 Gia Cát Lượng níu giữ bậc anh tài

Lúc ấy Gia Cát Lượng ở Lâm Chưng, Lưu Ba viết thư cho Gia Cát Lượng nói: “Tôi trải qua gian nguy, vốn định thuận theo ý trời, thuyết phục dân chúng, khiến cho các quận ở Kinh Châu quy thuận Tào Công. Nhưng mọi người chỉ nghĩ đến tư lợi, không màng tới đạo nghĩa, tôi không cách nào dùng ngôn ngữ khuyên bảo bọn họ được. Nếu đúng là thời vận không tốt, tôi đành phải lưu lạc biển cả, không trở về Kinh Châu nữa“.

Gia Cát Lượng nhanh chóng phúc đáp lại một phong thư, viết là: “Lưu Công (Lưu Bị) anh hùng cái thế, chiếm cứ đất Kinh Châu. Mọi người kéo nhau quy thuận theo Thục, ý dân lòng trời hướng vào ai, chẳng phải đã rõ rồi sao. Ngài còn muốn đi đến nơi nào nữa?”.

Lưu Ba hồi âm nói: “Tôi phụng mệnh mà đến, cho dù không thành công, cũng nên trở về, đây là chuyện đương nhiên rồi. Ngài cần gì phải hỏi tôi đến đâu?”.

🔻 Hiến kế cho Thục Hán giải nạn

Trong thư gửi cho Lưu Ba, Gia Cát Lượng nói Lưu Bị anh hùng cái thế, lòng người quy thuận nhưng lúc đó Lưu Ba không cho là như vậy. Ông đi đến Giao Chỉ, thay tên đổi họ, về sau bởi vì không hợp ý với Thái Thú quận Giao Chỉ, lại đi đến Ích Châu, giữ chức dưới quyền Lưu Chương.

Năm Kiến An thứ 19 (năm 214), Lưu Bị đánh hạ Ích Châu, Lưu Ba mới quy hàng Lưu Bị. Gia Cát Lượng tiến cử Lưu Ba với Lưu Bị, khen ngợi tài năng của Lưu Ba, Lưu Bị liền ban thưởng chức quan cho Lưu Ba.

Lưu Bị lúc khai chiến với Lưu Chương từng ước định với quân sĩ: “Nếu như đại sự có thể thành, tài vật trong phủ khố của Lưu Chương tùy ý cho các ngươi đi lấy, ta sẽ không can thiệp vào”.

Sau khi đánh hạ thành đô, tất cả binh sĩ đều ném binh khí, đuổi tới phủ khố Lưu Chương lấy bảo vật, kết quả làm quốc khố trống rỗng. Lưu Bị vì thế vô cùng lo lắng.

Lúc này Lưu Ba đã hiến kế: “Việc này đơn giản, đúc tiền lưu hành đồng bộ, thống nhất vật giá, thi hành chế độ đấu giá công khai”. Lưu Bị làm theo lời ông, chỉ trong vài tháng đã thu được ngân sách dồi dào.

Mùa thu năm Kiến An thứ 24 (năm 219), Lưu Bị đăng cơ tại Hán Trung, bổ nhiệm Lưu Ba làm Thượng Thư, toàn bộ “bản thảo diễn văn” của Bị đều xuất phát từ cây bút của Lưu Ba. Bộ luật “Thục khoa” của triều Thục Hán, thực chất là sản phẩm của 5 bộ óc thông minh: Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Lưu Ba, Lý Nghiêm, Y Tịch, đủ thấy bản lĩnh Lưu Ba không tầm thường.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...