Chuyển đến nội dung chính

Khổng Tử dạy 7 điểm có thể dễ dàng nhìn ra quân tử và tiểu nhân

 Khổng Tử dạy 7 điểm có thể dễ dàng nhìn ra quân tử và tiểu nhân

Quân tử là hình mẫu lý tưởng trong việc giáo dục nhân cách con người từ xa xưa. Vậy làm thế nào để nhận ra quân tử và tiểu nhân? Khổng Tử dạy chúng ta nhìn vào 7 điểm dưới đây.

🔻 1. Trí tuệ

Người quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động. Kẻ tiểu nhân luôn luôn ở trong suy tư lo nghĩ. Người quân tử lòng dạ luôn quang minh chính đại, thần định, khí an. Kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn cho nên thường xuyên “mặt mày ủ rũ”.

Người quân tử luôn khoan dung, không thù hận người khác, lạc quan tươi vui cho nên họ “ngẩng lên không xấu hổ với trời, cúi xuống không thẹn với đất”. Kẻ tiểu nhân trong lòng luôn có sự tình nào đó chất chứa, ấp ủ, luôn cảm thấy người khác không đúng, xã hội không đúng với mình, cảm thấy người khác hơn mình là không thể chịu được nên luôn toan tính.

🔻 2. Khí chất

Người quân tử ung dung bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không yên.

Hơn hai ngàn năm trước, Không Tử dạy rằng “chủ yếu nhìn khí chất” để phân biệt người. Người quân tử trang trọng, tâm thái bình thản, “khí định thần nhàn”, không có cảm giác kiêu căng ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, tự cao tự đại, luôn công kích người khác.

🔻 3. Kết giao bạn bè

Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.

Làm như vậy là bởi vì, người quân tử khi kết giao với ai cũng dùng tấm lòng ngay thẳng chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người. Kẻ tiểu nhân lại muốn kết bè phái với những người có cùng tư tưởng mục đích với mình, gạt bỏ người đối lập, để làm những điều sai trái, hại người lợi mình.

🔻 4. Lời nói và hành vi

Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy đạo nghĩa mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ họa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói.

🔻 5. Phẩm chất

Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản thân xem có tội lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.

Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống phía dưới, không có tiến bộ.

🔻 6. Chí hướng

Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới. Cũng có giải thích rằng, người quân tử thuận theo Thiên lý, ngày càng cao minh còn kẻ tiểu nhân lại thuận theo dục vọng của bản thân nên ngày càng đi xuống.

Người xưa nói, làm người chí phải đặt ở cao xa. Một người đặt chí hướng ở nơi cao xa thì được gọi là “thượng đạt”, còn đặt ở nơi thấp thì được gọi là “hạ đạt”. Hướng về phía trước ở đây là hướng thiện, không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa. Hướng về phía dưới là không biết sửa sai, không biết tu thân dưỡng tính, ngày một sa sút.

🔻 7. Truy cầu

Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích. Người quân tử luôn cân nhắc để không phạm pháp, vi phạm đạo đức, kẻ tiểu nhân làm mọi cách để giành được lợi ích cho bản thân.

Chính vì vậy, người quân tử trước sau cũng sẽ có kết cục tốt, còn kẻ tiểu nhân tuy được cái lợi trước mắt nhưng sẽ phải trả giá nhiều hơn điều nhận được.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...