3 đức tính cho thấy cảnh giới nội tâm cao thượng của một người
🔻 Có thể nhẫn nhịn ủy khuất
Con người sống trên cuộc đời này, chắc chắn ai cũng gặp phải nhiều ủy khuất sâu kín. Một người càng thành công càng ủy khuất nhiều điều.
Nếu một người sống mà chẳng hề trải qua sóng gió cuộc đời mà tôi luyện chính mình. Không dốc lòng tu dưỡng thì sẽ rất khó có thể nhẫn nhịn được. Càng không nói đến có tấm lòng khoan dung, độ lượng.
Một người nếu như không quên tu dưỡng tâm tính, không ngừng tu dưỡng đạo đức thì mới có thể dưỡng thành khí tiết cao thương.
Người có cảnh giới cao thì dù gặp chuyện gì họ cũng sẽ mỉm cười cho qua. Thậm chó thay đổi hình thể, dẫu ủy khuất vẫn tiếp tục về phía trước. Nếu coi mỗi lần bị nhục mạ và bị tổn thương là dưỡng chất cần thiết giúp bạn thay đổi, ắt hẳn bạn có thể dưỡng thành tầm nhìn cao xa.
🔻 Biết tự trọng mà không kiêu ngạo
Tầng thứ của người cao hay thấp không liên quan trực tiếp tới tri thức, của cải và địa vị của họ. Nhưng nó lại có liên quan đến tầm nhìn, sự giáo dưỡng và cảnh giới của họ.
Người càng có tu dưỡng thì càng khiêm tốn và cẩn trọng. Trong giao tiếp họ luôn hiểu rằng mình cần nhìn xuống, nhìn lên và nhìn thẳng. Đó chính là 3 thái độ của con người.
Người có cảnh giới cao thượng không coi trọng thân phận, trên nét mặt cũng không thể hiện cảm giác ưu việt hơn người. Bởi thế nên đừng bị hạn tư tưởng của bản thân, chớ coi thường bất kỳ ai cả.
🔻 Dám đảm đương trọng trách
Người không có chí lớn thì chỉ có thể nhìn trước mắt, những điều mình không thấy thì không tin. Nhưng với những người dám đảm đương trọng trách, họ sẽ không thay đổi tiết tháo trước áp lực bên ngoài. Vì trong tâm họ có đạo, nên có thể nhìn xa trông rộng, trí huệ uyên thâm, biến nghịch cảnh thành thuận cảnh.
Người dám đương đầu với mọi chuyện thì mới xứng đáng có tầm nhìn khoáng đạt, không so đo lợi ích trước mắt, cũng không quan tâm đến mục tiêu lâu dài. Người không dám gánh vác thì chỉ tới lợi ích trước mắt, chắc chắn sẽ đánh mất đi danh dự và nhân cách của mình.
Con người chỉ sống một đời, nếu không có người xứng đáng để mình chăm sóc, không có việc xứng đáng để mình dẹp yên thì sống cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.
Nhận xét
Đăng nhận xét