Chuyển đến nội dung chính

Khó buông bỏ chẳng qua cũng chỉ vì…một bát cơm

 Khó buông bỏ chẳng qua cũng chỉ vì…một bát cơm

Buông bỏ những gì? Nhận thức bậc cao đưa ta đến với loại trí tuệ cao cấp mà chỉ khi loại bỏ hết những suy nghĩ vụn vặt tầm thường về cuộc sống, nghĩa là bỏ qua những điều kiện tạo nên cuộc sống để có thể bước vào thế giới nội tại của những suy tưởng, thì khi đó ta mới có khả năng thấu đạt.

Những bậc trí nhân thì thường cô độc, vì nhận thức thực tại của họ quá khác biệt với phần còn lại của thế giới và nó mang hơi hướng của vũ trụ tâm linh. Nhưng không vì điều này mà ta phải ca tụng và thần tượng họ trên mức bình thường để tự thấy bản thân mình nhỏ bé.

Nhìn nhận về đặc điểm tốt đẹp của họ để ta phân tách được đâu là điều kiện cần của sự sống, là cơm áo gạo tiền – những thứ cơ bản phải có để trí nhân được sống, và đâu là suy tưởng bậc cao mà chúng ta sau khi ăn, ngủ, nghỉ tạo ra cho não bộ của mình. 

Tiền bạc là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Kiến thức cũng vậy. Hai thứ này, một trừu tượng và một hiện hữu đều phải được sử dụng đúng cách để tạo ra trí tuệ, từ đó giúp chúng ta sống có đạo đức với đồng tiền mình làm ra và với kiến thức mình tiếp nhận. Thiếu một trong hai, ta không thể trưởng thành hay thăng tiến trên những nấc thang cuộc đời. Nhưng nên nhớ là không bao giờ được lựa chọn. Cái phải được hướng đến cuối cùng là trí tuệ cao cả của một bậc trí nhân.

🔻 Khó buông bỏ chẳng qua cũng chỉ là vì một bát cơm

Một ngày kia, có hai người thanh niên tại nơi làm việc cảm thấy không hài lòng nên quyết định cùng nhau đến thỉnh giáo lão hòa thượng. Khi gặp được vị hòa thượng, một trong hai người nói: “Thưa đại sư, chúng con ở phòng làm việc hay bị ức hiếp, quá thống khổ, cầu xin ngài chỉ bảo, chúng con có nên xin nghỉ việc ở đó hay không?”

Lão hòa thượng khẽ nhắm hai mắt lại, giống như đang trầm ngâm, sau một hồi lâu lão hòa thượng mới mở lời, nhưng lại chỉ nói đúng 7 chữ: “Chẳng qua chỉ là một bát cơm”. Sau đó, vị đại sư liền phất tay, ý bảo hai người rời đi. 

Sau khi hai người trở lại công ty, một người lập tức nộp đơn xin nghỉ việc, quyết định trở về quê hương làm ruộng, người còn lại tiếp tục ở lại công ty.

Thoáng một cái đã 10 năm trôi qua, người trở về quê hương làm ruộng luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những bậc tiền nhân đi trước, lấy môi trường thân thiện làm phương thức kinh doanh, kết quả của sự cần cù cố gắng là đã trở thành một chuyên gia nông nghiệp. Còn vị ở lại công ty cũng không hề thua kém, anh đã tự mình điều chỉnh cho phù hợp, cũng cố gắng thể hiện năng lực, nên dần dần được coi trọng, hiện giờ đã trở thành nhà quản lý. 

Đến một ngày, hai người gặp lại nhau. Vị chuyên gia nông nghiệp mở lời: “Thật là kỳ lạ, đại sư cho chúng ta biết ‘chẳng qua chỉ là một bát cơm’, 7 chữ này tôi nghe xong liền hiểu ngay, chẳng qua cũng chỉ vì một bát cơm thôi, sao phải miễn cưỡng ở lại công ty mà không rời đi? Cho nên tôi đã xin nghỉ việc ngay”. Sau đó, anh ta hỏi người quản lý: “Tại sao khi đó anh lại không nghe theo lời nói của đại sư vậy?”. 

Người quản lý vừa cười vừa nói: “Tôi nghe xong đại sư nói ‘chẳng qua chỉ là một bát cơm’, nên mỗi khi phải chịu nhiều sự khinh bỉ, chịu nhiều rắc rối, tôi chỉ cần nghĩ: ‘Cùng lắm cũng chỉ là để kiếm miếng cơm ăn’, cho nên dù ông chủ nói bất kể điều gì khó chịu, chỉ cần mình bớt hờn giận, bớt so đo là được rồi. Đại sư không phải là có ý này sao?”. 

Một ngày khác họ lại đến thăm lão hòa thượng, lão hòa thượng lúc này đã già lắm rồi, ông ngồi trước mặt hai người và từ từ nhắm mắt lại, sau một ngày trôi qua, chỉ nói một câu: “Chẳng qua chỉ là sai khác ở một niệm”, sau đó lại một lần nữa phất phất tay.

🔻 Hai người bèn nhìn nhau cười, dường như trong lòng đã hiểu rõ.

Cuộc đời mỗi người, dù ngắn dài khác nhau, dù trải qua biết bao thăng trầm, khổ lụy, làm bất cứ công việc gì, cốt cũng là để phục vụ cho nhu cầu tồn tại của bản thân mình trước nhất. Thế nên, một việc đối với người này có thể là công cụ kiếm tiền dễ dàng, nhưng đối với người kia thì chưa chắc đã được bình an, thư thái. Hãy chọn cho mình một con đường phù hợp, một đích đến thuận theo tự nhiên và thích nghi với nó, khiến cho lối sống của bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp, và quan trọng nhất là an yên, hạnh phúc.

Sự khác biệt duy nhất của người khôn và kẻ ngốc chính là: Không lo chuyện thiên hạ, biết mình phải làm gì. Cuộc đời của mỗi người không giống nhau, nên kết quả của những hạt giống mỗi người gieo cho tương lai của bản thân cũng sẽ khác. Không cần so đo, toan tính với niềm vui hay lợi ích của người, chỉ cần hiểu thấu lòng mình mưu cầu điều gì là đủ. Cũng chẳng thể đong đếm được lòng người cạn sâu, xa gần. Nên hãy cứ chú tâm vào những gì mình cho là đúng đắn, những thứ giúp bản thân có được trạng thái tâm hồn thanh thản nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...