Không thông minh không đáng sợ, cái đáng sợ là không có kiên trì
Giàu không đáng sợ, cái đáng sợ là giàu mà vô đức. Nghèo không đáng sợ, cái đáng sợ là nghèo mà vô chí. Mất danh không đáng sợ, cái đáng sợ là có danh mà không chính. Im lặng không đáng sợ, cái đáng sợ là nói mà vô tâm. Không biết giao tiếp không đáng sợ, cái đáng sợ là chẳng có chân thành. Không thông minh không đáng sợ, cái đáng sợ là không có kiên trì. Chịu đả kích không đáng sợ, cái đáng sợ là mất đi dũng khí của mình.
Có tài không đáng sợ, kiêu căng mới đáng sợ. Không tài không phải sợ, tật đố người ta mới đáng sợ. Chịu nhục không đáng sợ, mất đi khí phách của bản thân mới đáng sợ. Thân thể mệt mỏi không đáng sợ, tâm linh mệt mỏi mới đáng sợ. Thân thể còn có thuốc mà chữa, tâm linh thì có thuốc gì chữa đây?
Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872) là một vị quan nổi tiếng thời Mãn Thanh. Ông được đánh giá là một người văn võ song toàn, thậm chí còn được hậu thế ca tụng là “con người vẹn toàn nhất thiên cổ”.
Trong một bức thư gửi cho người thân của mình, Tăng Quốc Phiên từng viết: “Nhà mà bại vong tất do xa xỉ, người mà thất bại ắt bởi an nhàn, khiến người đời chê ghét hẳn do kiêu ngạo”.
Sinh thời, vị quan họ Tăng nổi tiếng thời nhà Thanh này vẫn thường đem những lời ấy cảnh tỉnh và răn dạy các thế hệ sau trong gia tộc của mình.
Cũng nhờ việc chỉ rõ 3 kẻ thù lớn nhất của đời người như trên, Tăng Quốc Phiên không chỉ trở thành nhân vật được mệnh danh là “con người toàn vẹn nhất thiên cổ”, mà gia tộc họ Tăng dưới sự dìu dắt của ông vẫn nhiều đời thịnh vượng, hưng đạt cho tới ngày nay.
Bài học của cô nhân về kẻ thù mang tên kiêu căng, chúng ta không chỉ học được cách đối nhân xử thế mà còn tự nâng tầm cuộc đời của mình lên một cảnh giới mới. Người xưa cho rằng: Sự kiêu căng ngạo mạn chẳng những không được lòng người mà còn tự đẩy bản thân mình vào con đường bại vong.
Tông sư Tâm học Vương Dương Minh từng đưa ra một lời chỉ dạy tâm đắc:
“Bệnh của người thời nay, phần lớn chẳng qua là kiêu ngạo. Mà tội ác trong suốt mấy trăm năm qua, tất cả do kiêu ngạo mà nên”. Con người một khi có lòng kiêu ngạo tự nhiên sẽ lơi lỏng cảnh giác trên nhiều phương diện. Loạn lạc, thất bại từ đó cứ theo nhau mà kéo tới. Kiêu ngạo là con đường tự diệt vong. Cho nên cổ nhân mới có câu “kiêu công tất bại”.
“Luận ngữ” có viết: “Quân tử thái mà không kiêu, tiểu nhân kiêu mà không thái” (Đại ý là người quân tử thư thái mà không kiêu căng, còn kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng không thư thái).
Thứ gọi là “quân tử biết không kiêu” ý nói chỉ cần bản thân có chí lớn, có định lực, dù biết nhiều tới đâu vẫn có thể thản nhiên như thường, không tự mãn, kiêu căng chút nào.
Ngược lại, kẻ tiểu nhân chữ nghĩa chẳng được bao nhiêu, nhưng lại chỉ thích đi khoe khoang thể hiện bản thân, ngạo mạn, kiêu căng trước người khác.
Chúng ta nên hiểu rõ, một đời người không thể không kiên định, nhưng cũng tuyệt đối không nên kiêu ngạo.
Sống nhân hậu đôi khi bị thiệt, nhưng tâm linh không mệt mỏi. Khiêm nhường không phải là co ro lùi bước, mà là thể hiện của bản lĩnh kiên cường. Dù không có hoa ngôn xảo ngữ, vậy tôi dùng hành động để trao đi tình yêu thương. Tôi không có tài năng trác truyệt nhưng tôi sống có ích cho mọi người và xã hội.
Học cách thay sự nóng giận bằng độ lượng nên người ta không kính sợ mà kính trọng. Học cách thay đố kỵ, kiêu căng bằng lòng khiêm cung ham học nên tương lai tôi sẽ là cây cổ thụ sừng sững giữa trời xanh. Học Nhẫn thay vì nhục nên mới không mất đi khí phách làm người. Người mạnh mẽ không phải là người không rơi nước mắt, mà là người nuốt nước mắt vào lòng mà vẫn chạy băng băng.
Dù nhà không to nhưng nhân cách phải lớn, dù không khéo léo nhưng nhất định cần chân thành. Vàng có vạn lạng cũng chẳng đem đi được, chỉ có nhân phẩm mới có thể truyền đời.
Gian trá cũng chẳng thắng nổi trung hậu, rồi sẽ có ngày ai nấy đều rời xa. Hiểm ác cũng chẳng địch nổi thiện lương, rồi sẽ có ngày ai nấy đều sẽ đứng về bên chân lý. Ở đời có thể đánh mất tất cả nhưng đừng mất đi nhân cách làm người. Nhân sinh có nhiều phong cảnh nhưng nếu đi bằng tấm lòng Nhân sẽ thấy được cảnh đẹp bất ngờ.
Nhận xét
Đăng nhận xét