Chuyển đến nội dung chính

Phúc khí đến từ lời nói phú quý, người thông minh hiểu rằng có 5 điều KỴ không bao giờ được nói

 Phúc khí đến từ lời nói phú quý, người thông minh hiểu rằng có 5 điều KỴ không bao giờ được nói

Cuộc đời qua miệng bạn, chính là cuộc đời mà bạn đã đang và sẽ trải qua. Nói những lời hay ý đẹp thì cuộc đời cũng tự phát triển theo hướng tốt đẹp như vậy, đó chính là cách cải vận tốt nhất.

Người thông minh là những người hiểu rằng phúc khí đến từ những lời nói phú quý. Nhờ có tu dưỡng bằng cách học cách nói chuyện sao cho đúng mực, đặc biệt là cần tránh 5 lời nói tiêu giảm phúc khí khiến hậu vận vẫy vùng trong cái nghèo cái khổ, cho nên người thông minh mới có được cái miệng phú quý.

Bởi vì miệng giống như một cái ống đựng tiền, miệng phú quý thì phúc khí tự đến, lời nói như hoa thì phú quý cả đời.

🔻 Tích khẩu đức, chính là tích phúc khí

Người xưa có câu: "Dao cắt dễ lành, lời ác khó tiêu", tức là vết thương do dao kéo gây ra rồi sẽ đóng vảy lành lặn, nhưng sự tổn thương bởi những lời nói ác khẩu, cay nghiệt thì có thể theo người nghe đến suốt cuộc đời vẫn chưa nguôi ngoai.

 Làm người phải biết tích khẩu đức, lời nào không nên nói thì đừng bao giờ nói, lời nên nói thì hãy nói ra, nhất định phải suy nghĩ thật kỹ, "uốn lưỡi 7 lần" trước khi nói để không tạo thành khẩu nghiệp. Lo

Tục ngữ cũng có câu: “Phúc theo miệng vào, họa theo miệng ra”. Cái miệng tạo khẩu nghiệp rất nhanh, chỉ chốc lát là có thể đã đắc tội với rất nhiều người. Trên đường đời, kẻ đối địch càng ngày càng nhiều thì đường đi càng ngày càng hẹp hơn. 

Cho nên nếu muốn có một cuộc sống giàu sang, trước hết hãy tu cho mình một cái miệng phú quý; một gia đình muốn có phúc, thì cái miệng trước hết phải có phúc khí. Mà để làm được điều đó, thì trước tiên cần học cách nói chuyện sao cho đúng mực.

🔻 Có một câu chuyện nhỏ về thuật ăn nói khéo léo như sau:

Một tài xế taxi người da màu chở hai mẹ con người da trắng, cậu bé mới hỏi mẹ rằng: "Tại sao màu da của chú tài xế lại khác chúng ta vậy mẹ?"

Mẹ cậu bé cười đáp: "Bởi vì thượng đế muốn cho thế giới đa sắc màu, cho nên mới tạo ra những người có màu da khác nhau đó con."

Khi đến nơi, người tài xế kiên quyết không nhận tiền của hai mẹ con kia và nói: "Hồi còn nhỏ, tôi cũng đã từng hỏi mẹ tôi câu hỏi này, mẹ tôi nói rằng bởi vì chúng tôi là người da đen, cho nên số phận đã định luôn thấp kém hơn người khác một bậc. Nếu như khi đó câu trả lời của mẹ tôi là câu trả lời của chị hôm nay, tôi đã có thể trở thành một người khác rồi."

🔻 5 lời nói tiêu giảm phúc khí mà người thông minh luôn tránh

Người ta vẫn nói: Miệng nói lời thiện thì tạo nghiệp thiện, tu thiện duyên. Tu dưỡng được một cái miệng phú quý, khi nói chuyện với tâm từ bi thì càng dễ dàng kết giao bằng hữu, gia đình cũng sẽ càng hòa ái, phúc khí sẽ tự nhiên đến.

Từ xưa đến nay, người đưa nghệ thuật nói chuyện phát huy đến cực điểm chính là Quỷ Cốc Tử. Thuật du thuyết do ông khai sáng đã được Trương Nghi, Tô Tần, Bàng Quyên, Tôn Tẫn dùng để tung hoành các nước, khống chế cục diện thời Chiến Quốc.

Đặc biệt, thuật nói chuyện của ông đề cao cái gọi là “bãi hạp” (đóng mở), tức mở miệng và ngậm miệng. Đó là cần phải biết khi nào nên nói và khi nào không nên nói. 

Thuật này rất ảo diệu, khó có thể đắc được. Vì sao lại khó và khó ở chỗ nào? Chính là ở chỗ phải biết khi nào thì cần mở miệng, khi nào thì nên ngậm miệng, khi mở miệng thì nói như thế nào, khi ngậm miệng thì ngậm như thế nào.

Quỷ Cốc Tử nói: “Miệng dùng để ăn chứ không phải để nói, nói ắt phải có kỵ húy”.

Trong cuốn "Quỷ Cốc Tử - Mưu thiên”, Quỷ Cốc Tử đã nhắc về 5 lời nói tiêu giảm phúc khí, đó chính là những điều kiêng kỵ phải chú ý khi giao tiếp mà người thông minh luôn cố tránh như sau: “Từ ngôn hữu ngũ: viết bệnh, viết oán, viết ưu, viết nộ, viết hỷ”.

Nghĩa là: Nói năng có 5 điều kiêng kỵ, đó là “bệnh” (lời chán nản), “oán” (lời oán hận), “ưu” (lời ưu sầu), “nộ” (lời giận dữ) và “hỷ” (lời đắc chí).

5 điều kỵ đó được giải thích cụ thể như sau:

– Lời "bệnh": Nói chuyện ủ dột, thiếu sức sống, thiếu tinh thần, làm bất cứ chuyện gì cũng không hăng hái, không có chí tiến thủ.

– Lời "oán": Thích oán trách, than phiền, đầy năng lượng tiêu cực, không có chủ kiến, không chủ động giải quyết, tiêu cực bi quan.

– Lời "ưu": Đa sầu đa cảm, quá dư thừa tình cảm, chìm đắm trong thế giới bản thân, khiến người xung quanh không thể thích ứng được.

– Lời "nộ": Cảm xúc thiếu kiểm soát, vui mừng tức giận đều thể hiện ra nét mặt, nói năng bốc đồng, dễ gây tổn thương cho người khác.

– Lời "hỷ": Vênh váo đắc chí, làm việc gì cũng phách lối, ra vẻ bề trên, nói năng bừa bãi, dễ khiến người ta ghen ghét, vui quá hóa buồn.

 Một người thường xuyên buông lời oán trách, kêu nghèo kể khổ, lời nói ra toàn năng lượng tiêu cực thì phúc khí trên người sẽ bị tiêu tán. 

Làm việc gì cũng không gắng sức, việc gì cũng tàm tạm là được rồi, đối nhân xử thế tiêu cực, kết quả họ càng ngày càng không hài lòng với cuộc sống.

Bí quyết để gia đình phát triển hưng thịnh, muốn cuộc đời mỹ mãn vốn rất đơn giản, trước hết phải học được ‘biết đủ’, miệng phải biết nói ‘hài lòng’. 

Trời cuồng thì có mưa, người cuồng thì có họa. Làm người hành xử chớ nên ngông cuồng, phúc họa nhiều ít đều do tự mình tạo ra. Cần biết cách khống chế cảm xúc của mình, trong bất kỳ tình huống gì cũng không nên nói những lời cuồng vọng.

Muốn có được mệnh phú quý thì trước tiên phải tu dưỡng được cái miệng phú quý. Xem thêm: Tu miệng trước khi tu thân để đời đời hưởng phúc

Khi nói chuyện hãy nói lời chân thành, đổi vị trí để suy nghĩ

Người không hiểu nghệ thuật nói chuyện thì sẽ gây họa bởi cái miệng của mình; còn người tu dưỡng được một cái miệng phú quý thì phúc sẽ theo miệng mà vào.

Trong “Quỷ Cốc Tử – Quyền thiên”, Quỷ Cốc Tử đã giảng về các sách lược khác nhau khi nói chuyện với những người khác nhau như sau:

– Nói chuyện với người trí tuệ thì phải dựa vào tầm nhìn rộng lớn.

– Nói chuyện với người giàu có thì phải đứng từ trên tầm cao mà nói, phong thái thanh cao tao nhã.

– Nói chuyện với người có thân phận địa vị thấp kém, họ luôn luôn nhạy cảm, cho nên phải khiêm tốn lễ độ, sẽ khiến họ cảm động, dần mở lòng, coi là bạn chí giao.

– Nói chuyện với người mắc lỗi lầm, nhất định phải khích lệ, phải cho họ có lòng tin, khuyến khích họ.

Đúng như Quỷ Cốc Tử nói: “Muốn nói chuyện với người ta thì phải có tâm lý đồng cảm tương đồng, khiến người nghe đồng cảm, chấp nhận, sẵn lòng làm bạn. Chớ đem điều họ không muốn mà áp đặt lên họ”.

Người biết nói chuyện không phải là người “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, mà là người có nội tâm chân thành, hiểu được cách đứng ở vị trí của người khác mà suy xét. 

Biết đổi vị trí để nghĩ đến cảm nhận của đối phương, nói lời "hữu ích" với người đối diện, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều

Kết giao với người, quý ở sự chân thành. Cho dù tài ăn nói có giỏi giang khéo léo thế nào đi chăng nữa thì cũng không bằng tình cảm chân thực có thể làm cảm động lòng người. 

Người nói chuyện chân thành, đường đời càng đi càng rộng mở, càng tiến càng thuận lợi, càng bước càng thênh thang. Và nếu tránh được 5 lời nói tiêu giảm phúc khí bên trên, tu được miệng phú quý, những điều tốt đẹp và may mắn nhất sẽ tìm đến với bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...