5 câu nói cô đọng nghệ thuật ứng đối của Quỷ Cốc Tử
Nói chuyện là một môn nghệ thuật. Dẫu rằng không phải ai cũng đều dựa vào giọng nói để mưu sinh nhưng nói năng thể hiện bản lĩnh đối nhân xử thế mà con người cần phải học. Cổ ngữ có câu: “Miệng như thanh gươm sắc, kết oán 300 năm”, hay “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”.
Trong cuộc sống hiện thực, cùng một chuyện, những người khác nhau lại nói theo cách khác nhau, và thường có được những kết quả khác nhau. Một câu nói không chỉ có thể khiến người khác cảm thấy ấm lòng, cũng có thể khiến họ nổi giận.
Quỷ Cốc Tử thời cổ đại đã lưu lại cho người đời sau hai môn nghệ thuật, một là phép mưu lược thể hiện qua các bậc thầy quân sư như Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Trương Nghi, Tô Tần. Còn hai chính là đạo xử thế.
🔻 Nhân ngôn giả, động dã; Kỷ mặc giả, tĩnh dã
Người khác nói là động, bản thân lắng nghe chính là tĩnh, phải học cách lắng nghe, phân tích lời nói của người khác.
Học cách lắng nghe người khác vô cùng then chốt, bởi vì rất nhiều người đều có tật nói chen ngang. Tục ngữ có câu nghe lời nói, biết âm thanh, phía sau ngôn ngữ của mỗi người đều có ý đồ và mục đích của bản thân. Khi chúng ta kết nối với người khác, phải học cách chăm chú lắng nghe người khác nói. Đồng thời thông qua phương thức này nắm bắt được tâm lý của người khác, lĩnh hội ý đồ của người khác, hiểu được mục đích chân thực của việc nói chuyện.
Kỳ thực đây chính là việc tìm kiếm câu trả lời cho 3 câu hỏi: “Là điều gì”, “Vì sao”, “Làm thế nào”. Chỉ bằng việc lắng nghe, bạn mới có thể hiểu được dụng ý của người khác và có những phản ứng chính xác. Khi có thể hiểu rõ cách nghĩ, quan điểm của người khác, chúng ta mới có thể giao lưu và kết nối với người khác, từ đó đạt được hiệu quả sức bán công bội.
🔻 Phản dĩ tri bỉ, phục dĩ tri kỷ
Nắm bắt tâm lý của người khác, cũng phải hiểu người và hiểu chính bản thân mình.
Tức là thông qua việc tìm hiểu về người khác mà đặt mình vào vị trí của họ để suy ngẫm. Dù làm việc gì chúng ta cũng cần học cách đặt mình vào vị trí của người khác, nói chuyện cũng như vậy. Như vậy khi sự việc phát sinh, chúng ta mới có thể đứng từ góc độ của họ để suy xét vấn đề, học cách suy nghĩ ngược hướng bắt đầu từ đối phương.
Chỉ khi thấu hiểu người khác nhiều hơn, mới có thể tiếp tục suy ngẫm xem nếu chúng ta làm như vậy, đối phương sẽ nghĩ gì và dẫn tới hậu quả gì. Như vậy chúng ta sẽ có thể nghĩ được thông suốt, mới có thể khiến sự việc trở nên tốt đẹp nhất, nói năng một cách thoả đáng nhất.
🔻 Hạp giả, hoặc hạp nhi thủ chi, hoặc hạp nhi khứ chi
Nói chuyện không phải là thao thao bất tuyệt, mà là nói những lời hữu dụng.
Nói nhiều ắt lỡ lời, đặc biệt là tại chốn đông người lại càng cần kiệm lời nhất có thể. Như vậy mới có thể tránh được những nhân tố phụ diện do biểu đạt lời nói không chuẩn xác.
Hãy học cách quan sát nhiều hơn, suy ngẫm nhiều hơn. Trong quá trình âm thầm quan sát ấy bạn sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin về người khác và loại bỏ đi những hiểu biết sai lệch. Đây chính là nền tảng của sự kết nối.
🔻 Vị kiến hình, viên dĩ đạo chi
Khi còn chưa hiểu thấu tâm lý thực của người khác, thì đừng vội bày tỏ thái độ.
Khi những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, hãy nhớ kỹ đừng vội vàng biểu đạt quan điểm của bản thân. Trước tiên hãy cho mình một thời gian ngắn vài phút suy nghĩ. Khoảng thời gian này có vẻ ngắn ngủi, nhưng lại thường đủ để sáng tỏ rất nhiều vấn đề, bớt đi rất nhiều đường cong, và có thể đưa ra những phán đoán chuẩn xác.
Nhiều khi, nguyên nhân thất bại của chúng ta chính là vì nói quá nhiều. Tục ngữ có câu hành sự chậm thì viên mãn. Dưỡng thành thói quen suy nghĩ nhiều mới có thể tránh được cách hành sự qua quýt, giảm thiểu sai sót phát sinh.
🔻 Quyết tình định nghi, vạn sự chi cơ
Dám quyết đoán một cách hợp lý, dám nói là nền tảng để giải quyết mọi việc.
Dũng cảm biểu đạt ý kiến không phải là việc xấu nhưng lời nói cần dứt khoát đơn giản, không nên dài dòng văn tự. Cách nói chuyện của một người rất tương đồng với tính cách của họ. Nhiều người không biết ăn nói, kỳ thực nguyên nhân chính là do họ yếu mềm, do dự, không quyết đoán.
Trong khi nói chuyện thường ngày, một người không có chủ kiến thường nhìn ngó xung quanh, suy trước nghĩ sau. Do vậy khi nói chuyện họ thường dài dòng, lan man, không có trọng tâm. Người có thể thành đại sự lại dám quyết đoán trước những đại sự có khả năng thành công. Do đó họ thường có được cơ hội trước tiên.
Nói chuyện là một đạo lý, chúng ta nhất định phải học cách biểu đạt, dám nói. Khi vấn đề phát sinh cần ứng đối, có thể dùng 5 câu này của Quỷ Cốc Tử mà đo lường, thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được sai lầm, nhắm đúng trọng tâm.
Nhận xét
Đăng nhận xét