Chuyển đến nội dung chính

Trí tuệ cổ nhân: Nhân quả không chỉ là đối với cá nhân hành ác

 Trí tuệ cổ nhân: Nhân quả không chỉ là đối với cá nhân hành ác

Cổ ngữ có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Niềm tin vào nhân quả đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống, bao gồm cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện được ghi chép lại cho thấy sự vận hành của luật nhân quả. Một trong số đó là “Vu Định Quốc truyện” trong Hán Thư.

Thời Tây Hán, quận Đông Hải có một cai ngục được gọi là Vu Công, ông xử án công minh chính trực, chưa bao giờ hàm oan người tốt. Lúc bấy giờ ở quận Đông Hải có một người con dâu vô cùng hiếu thuận, tuổi còn trẻ đã mất chồng, cũng không con cái gì, nhưng cô đối với mẹ chồng lại đặc biệt hiếu thuận. Mẹ chồng thương xót cô còn trẻ đã ở góa, nên muốn cô tái giá, cô nhất quyết không chịu. Người mẹ chồng vì không muốn liên lụy con dâu bèn đêm hôm tự mình lén treo cổ tự vẫn. Nhưng người con gái của bà không tin mẹ mình tự sát mà chết, nên tố cáo người con dâu hiếu thuận mưu sát mẹ chồng.

Quan phủ sau khi nhận báo án, liền cho bắt người con dâu này, dùng độc hình tra khảo. Người con dâu vì không chịu nổi khổ hình nên đành nhận tội. Quan phủ kết án xong thì báo lên Thái thú.

Bấy giờ cai ngục Vu Công nhận thấy người con dâu có thể tận tâm phụng dưỡng mẹ chồng suốt 10 năm không thay đổi, điều này cho thấy cô không thể sát hại mẹ chồng, do đó đã nhiều lần biện luận giúp cô. Thế nhưng Thái thú lại không muốn nghe ý kiến của ông. Vu Công không muốn hàm oan người con dâu hiếu thảo, vạn bất đắc dĩ, chỉ biết lấy cớ có bệnh mà từ quan. Không lâu sau, Thái thú ra lệnh xử tử người “hiếu phụ”.

Sau khi người hiếu phụ chết, quận Đông Hải liên tiếp ba năm đại hạn, cây trồng đều chết khô, không thu hoạch được, dân chúng cả huyện khổ không còn gì để nói, không lâu sau Thái thú cũng bị bãi chức và xét xử.

Sau khi Thái thú mới đến nhậm chức, đã đi khắp nơi tìm hiểu nguyên nhân Đông Hải bị hạn hán. Vu Công bèn thưa lên rằng chuyện ba năm về trước. Thái thú mới sau khi hiểu rõ tình hình, bèn đích thân dẫn tất cả quan lại quận Đông Hải đến mộ của hiếu phụ tế lễ.

Kết quả là ngay trong hôm tế lễ, quận Đông Hải đã trút mưa lớn, giải trừ được tình trạng hạn hán ba năm. Năm đó ngũ cốc bội thu. Khi bách tính trong quận biết được sự tình đều vô cùng kính trọng Vu Công, còn dựng “miếu Vu Công” trong quận. Con trai Vu Công là Vu Định Quốc cũng nhờ thế mà đắc phúc báo, sau đó không lâu đã lên làm Thừa tướng, được phong là Tây Bình Hầu.

Từ trong câu chuyện có thể thấy Thái thú trước kia giết nhầm hiếu phụ đã gieo nên nhân ác, nên mới tạo thành quả ác bản thân Thái thú gặp báo ứng bị bãi quan, và toàn quận bị đại hạn ba năm. Sau khi Thái thú mới nhậm chức đã dẫn dắt toàn bộ quan lại, biết sai sửa sai, thành tâm tế lễ hiếu phụ, từ đó mà thiện giải được nhân ác do Thái thú trước gieo nên. Vì thế được trời trút mưa lớn xoa dịu tình trạng hạn hán, khiến quả ác toàn quận ba năm hạn hán không có thu hoạch được chuyển biến thành nhân thiện ngũ cốc bội thu. Do nhân thiện của việc công chính nghiêm minh và bênh vực lẽ phải mà Vu Công gieo nên không những bản thân ông được thiện quả dân chúng kính yêu, mà còn khiến vận mệnh của con cháu đời sau được cải biến, thành tựu.

Có người nghĩ rằng vậy thì người dân bình thường không rõ về cái ác, không biết gì về hành vì ác thì sao lại phải chịu cảnh đại hạn ba năm? “Người không hiểu biết thì có tội chăng?”

Rất lâu về trước đã từng có người thỉnh giáo một vị cao tăng: “Thưa ngài người không hiểu biết thì không có tội đúng không?” Vị cao tăng không trực tiếp trả lời ngay câu hỏi này mà đưa ra một ẩn dụ: “Bây giờ ta có một chiếc kẹp gắp đang được nung trong lò lửa nhưng con lại không biết rằng nó nóng. Giả sử con là người cầm chiếc kẹp gắp này, con nghĩ thử xem biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn, hay là không biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn?” Không phải người không hiểu biết thì không có tội, mà là người không hiểu biết sẽ chịu tổn hại nặng nề hơn, gánh chịu tội nghiệp và khổ nạn nghiêm trọng hơn.

Kỳ thực một người con gái hiếu thảo 10 năm phụng dưỡng mẹ già, đặt tại xã hội thời xưa mà nói, thì chính là việc 10 người, 9 người biết. Một người hiếu thảo như vậy bị hàm oan đến chết thì không thể nói là người trong vùng không biết một chút nào. Ấy vậy mà trong quận, ngoài Vu Công ra, không ai dám nói một lời công đạo.

Có thể thấy, thiện ác đều có nhân quả, nhân quả báo ứng như hình với bóng không đâu không có. Hơn nữa điều này cũng nói với chúng ta rằng, cho dù người nắm quyền phạm phải sai lầm, làm một người dân đứng ngoài cuộc, nếu bỏ mặc làm thinh, nhìn mà như không thấy, cũng đồng dạng phải gặp phải báo ứng tương ứng mà bản thân gieo nên!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...